>

Mức độ nguy hiểm của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

14:42 20/01/2021

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non là một rối loạn mắt có thể gây mù, xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 1,5 kg hoặc trẻ được sinh non. Trẻ sinh ra càng nhỏ thì càng có nguy cơ mắc bệnh võng mạc. Rối loạn này là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mất thị giác và suy giảm thị lực ở trẻ. Vậy liệu bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có mức độ nguy hiểm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ dưới đây nhé.

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Trẻ sinh non khi chào đời dưới 37 tuần tuổi được chia ra 3 mức độ

+ Sinh cực non ( < 28 tuần)

+ Sinh rất non (28-32 tuần)

+ Sinh non (32-37 tuần)

Trẻ sinh càng non càng dễ tử vong và càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe trong những ngày đầu sau sinh và nhiều năm sau đó.

Một trong những nguy cơ về sức khỏe thường gặp nhất ở trẻ sinh non là bệnh lý võng mạc. Tình trạng bệnh võng mạc ở trẻ sinh non được chia làm 2 loại là bệnh nhẹ có thể tự lành và bệnh nặng cần điều trị.

Theo nghiên cứu, có khoảng 90% trẻ mắc bệnh võng mạc ở thể nhẹ, tức là bệnh có thể tự cải thiện và không ảnh hưởng gì lâu dài. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt định kì và theo dõi thường xuyên để tránh những biến chứng sau này.

Bệnh võng mạc trẻ sơ sinh ở thể nặng cần phải được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ bị gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh, suy giảm thị lực, hoặc tệ hơn nữa là bị mù vĩnh viễn.

Nguyên nhân gây bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Mức độ nguy hiểm của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Trong vòng 12 tuần cuối thai kỳ, mắt của thai nhi sẽ phát triển rất nhanh. Khi trẻ được sinh ra, hầu hết các mạch máu ở võng mạc gần như hoàn thiện, võng mạc sẽ dần dần phát triển hoàn chỉnh trong vòng vài tuần đầu sau sinh.

Nếu trẻ sinh quá sớm, các mạch máu có thể ngừng phát triển hoặc phát triển sai lệch, khiến mạch máu vỡ ra gây xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh. Các mô sẹo hình thành, và khi chúng co lại chúng có thể kéo võng mạc rời khỏi phần sau của mắt. Hiện tượng này gọi là bong võng mạc. Bong võng mạc là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về thị giác và thậm chí mù lòa ở trẻ bị mắc ROP.

Biến chứng bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

+ Bệnh nhẹ: Gây ra biến chứng như lé, cận thị, tăng nhãn áp, bong võng mạc trễ

+ Bệnh nặng: Gây mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị thành công (thường xảy ra ở trẻ sinh non dưới 30 tuần hoặc nhẹ cân dưới 1,5kg hoặc có nguy cơ khác như ngạt sơ sinh, điều trị oxy kéo dài)

Loạn sản phổi - phế quản, chủ yếu xảy ra ở trẻ sinh cực non hoặc trẻ sinh non suy hô hấp phải thở máy.

Nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch non yếu, hay gặp viêm phổi, nhiễm trùng huyết, và viêm màng não.

Vàng da nặng, thiếu máu.

Cách phòng bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Mức độ nguy hiểm của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh võng mạc ở trẻ sinh nón chính là ngay từ khi mang thai, người mẹ cần được tư vấn kĩ lưỡng, chăm sóc trước sinh để giúp ngăn chặn sinh non.

Các can thiệp dự phòng khác bao gồm giám sát chặt chẽ nhu cầu oxy ở trẻ sinh non. Đưa trẻ đi kiểm tra mắt thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình hình của trẻ, bất kể bệnh võng mạc ở trẻ đang trong giai đoạn nào.

>>> Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh diễn biến như thế nào?

Khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu là đơn vị uy tín trong lĩnh vực chăm sóc, điều trị các bệnh lý về mắt. Với hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi  về chuyên môn, trang thiết bị y tế đảm bảo đạt chuẩn, Thanh Vũ Medic đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Liên hệ ngay hotline 1800.96.96.98 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn