>

Nhận biết các dạng tiêu chảy và cách chăm sóc trẻ

16:45 24/08/2020

Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, biểu hiện là tình trạng đi phân lỏng nhiều lần và bé mệt mỏi do mất nước. Bệnh có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm, nhưng đặc biệt thường vào mùa hè. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

1. Nguyên nhân bé dễ bị tiêu chảy mùa hè?

Tiêu chảy là một trong những bệnh tiêu hóa phổ biến thường gặp. Vào mùa hè, các loại vi khuẩn, nấm mốc, ruồi nhặng, côn trùng thường sinh sôi nảy nở do gặp nhiệt độ thuận lợi, dễ gây nhiễm khuẩn thực phẩm, thức uống. Chính những tác nhân đó gây nên các bệnh tiêu hoá qua thức ăn. Các loại vi khuẩn thường làm cho bé bị tiêu chảy như: Tả (V.cholerae), Lỵ (Shigella), E. coli…

Nguyên nhân bé dễ bị tiêu chảy mùa hè

2. Nhận biết bé bị tiêu chảy

Tiêu chảy có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với việc đi phân su ở trẻ sơ sinh - biểu hiện bình thường khi trẻ bú sữa mẹ và sẽ dần cải thiện khi trẻ lớn lên và có hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, nếu không phải do bé đi phân su, hoặc khi trẻ lớn hơn, biểu hiện của bệnh tiêu chảy thường được nhận biết qua các điểm sau đây:

- Phân lỏng hơn thường ngày.
- Phân có nhầy nhớt, đỏ máu,đen, trắng, xám.
- Tần suất đi tiêu tăng bất thường. Trẻ đi tiểu nhiều lần trong 1 lần bú sữa.
- Có thể đi kèm nôn, ói, hôn mê
- Nếu có dấu hiệu trên, có thể bé đang bị tiêu chảy hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hóa. Ba mẹ cần liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn và cách điều trị đúng, phù hợp.

3. Phân biệt các loại tiêu chảy thường gặp ở trẻ:

Bé bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp tính là bệnh truyền nhiễm. Bé bị tiêu chảy cấp có các biểu hiện như tiêu chảy, nôn, bệnh thường kéo dài dưới 2 tuần. Nguyên nhân bé bị tiêu chảy cấp có thể là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Mặc dù các trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng thường nhẹ và tự khỏi, nhưng điều quan trọng là bé có thể bị mất nước, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Bé bị tiêu chảy cấp thường không phải xét nghiệm. Tuy nhiên đối với một số trường hợp, các bác sĩ sẽ yêu cầu:

- Xét nghiệm máu: Nhằm xác định bé bị tiêu chảy có dẫn đến mất nước hay không.
- Nuôi cấy phân: Việc thu thập các mẫu phân (nuôi cấy phân) có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân cụ thể làm cho bé bị tiêu chảy là gì, đặc biệt trong trường hợp có máu trong phân. Nuôi cấy phân có thể mất từ ​​2 - 5 ngày để đợi kết quả.

Phân biệt các loại tiêu chảy thường gặp ở trẻ:

Bé bị tiêu chảy mãn tính

Bệnh tiêu chảy mãn tính là tình trạng kéo dài trên 3 tuần thường không phổ biến nhưng có thể để lại các hậu quả lâu dài như sụt cân, tổn thương đại tràng… Nguyên nhân bé bị tiêu chảy mãn tính như do ăn uống, dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, hội chứng kém hấp thu, tác dụng phụ của thuốc.

Trong trường hợp này, bé bị tiêu chảy mãn tính thường được bác sĩ yêu cầu xét nghiệm. Các xét nghiệm để tìm nguyên nhân chính xác của tiêu chảy mãn tính bao gồm:

- Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng mất nước, dinh dưỡng và chẩn đoán tình trạng bé bị tiêu chảy.
- Lấy mẫu phân: để tìm kiếm nguyên nhân về vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.
- Chụp X-quang: tuy không được thực hiện thường xuyên nhưng việc có thể hữu ích trong một số trường hợp cần dùng để đánh giá tình trạng của gan và đường tiêu hóa nếu nghi ngờ các nguyên nhân khác.
- Nội soi: tìm nguyên nhân gây viêm nhiễm.
- Phân biệt các loại tiêu chảy thường gặp ở trẻ

4. Chăm sóc khi bé bị tiêu chảy

Đảm bảo nước và khoáng chất đầy đủ: Bé bị tiêu chảy dẫn đến mất nước nhẹ có thể được điều trị ở nhà bằng các dung dịch bù nước, muối và khoáng chất có thể được mua tại nhà thuốc theo tư vấn của y bác sĩ.

Chăm sóc khi bé bị tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng: Để trẻ có thể hồi sức, vượt qua cơn bệnh và khỏe mạnh trở lại, ba mẹ cần lưu ý tăng cường dinh dưỡng theo thể trạng và độ tuổi của bé:

- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên được tăng cường bú để bù mất nước
- Trẻ sơ sinh bú sữa công thức cần tiếp tục bú thường xuyên.
- Trẻ trong độ tuổi ăn dặm có thể hạn chế sữa ban đầu, uống nhiều sữa cuối (nếu là sữa mẹ); hoặc uống sữa công thức; kết hợp cùng chế độ ăn nhạt bao gồm chuối, sốt táo, gạo và bánh mì nướng.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo an toàn thực phẩm.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn