>

Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

14:57 22/08/2020

Khí hậu khắc nghiệt cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng dẫn đến tỉ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cũng tăng theo. Hãy cùng Thanh Vũ Medic Bạc Liêu đi tìm hiểu viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh? Triệu chứng của viêm mũi dị ứng và biện pháp điều trị để bảo vệ sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng hay còn được gọi là sốt cỏ khô. Đây là vấn đề về mũi xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân gây kích thích bằng các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ, ngứa và chảy nước mắt và sưng quanh mắt. Viêm mũi dị ứng thường chia thành 2 loại phổ biến:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Là tình trạng phát bệnh vào một thời điểm nhất định trong năm. Mùa xuân là thời điểm dễ tái phát bệnh vì là mùa có khí hậu nóng ẩm kèm theo nhiều phấn hoa.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Thường do cơ thể dị ứng với các tác nhân có trong môi trường như bụi, nấm mốc,... và phát bệnh bất kỳ bất thời điểm nào trong năm.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường do ảnh hưởng của môi trường, di truyền hoặc tiếp xúc với các loại hóa chất gây dị ứng.

Môi trường:

- Thay đổi thời tiết, khí hậu đột ngột do chuyển mùa và ảnh hưởng của mưa bão.
- Người bệnh do hít phải bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc lá,...

Dị ứng hóa chất:

- Dị ứng với thành phần hóa học có trong các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc gây mê,...
- Dị ứng với các loại thức ăn như: hải sản như tôm, cua, trứng, sữa…

Di truyền :

- Những trường hợp cha hoặc mẹ bị dị ứng đường hô hấp thì đến 30% con cái sẽ mắc bệnh.
- Ngoài ra, những người có sức đề kháng kém có cấu tạo mũi và xoang khác lạ, vẹo vách ngăn cũng là một nguyên nhân dễ mắc viêm mũi dị ứng hơn bình thường.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng

Người bị viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện ở mắt như đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, thường được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Biểu hiện ở mũi như hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi. Đặc biệt, người bị viêm mũi dị ứng có thể bị viêm họng, ngứa tai, ù tai do ảnh hưởng lan rộng của bệnh.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Đối tượng mắc bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm mũi dị ứng không nguy hiểm nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống như gây buồn ngủ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (học tập, làm việc,...). Ngoài ra, các biểu hiện của bệnh có thể gây nhầm lẫn với bệnh hen.

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng không quá phức tạp nhưng cần xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như áp dụng các loại thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và tránh các tác nhân kích thích bệnh bùng phát.

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh

Bước đầu tiên trong việc điều trị các tác nhân kích thích gây bệnh như mạt bụi, lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc,... Để tránh các tác nhân này bạn nên áp dụng một số biện pháp như sau:

- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường.
- Dọn dẹp và vệ sinh môi trường sống (phòng ngủ, phòng đọc sách,...) thường xuyên.
- Sử dụng máy lọc không khí trong phòng ngủ.
- Hạn chế đi tới những nơi có yếu tố kích thích bệnh như vườn hoa, nhà kho nhiều bụi, khu vực có nhiều nấm mốc,...
- Không tiếp xúc các loại thú cưng có thể gây dị ứng.
- Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch và ẩm mũi.

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng bạn đang có. Các loại thuốc dị ứng thường được dùng là:

- Thuốc kháng histamin: đây là loại thuốc  điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến. Một số loại thuốc có thể gây buồn ngủ.
- Dung dịch xịt chống nghẹt mũi: thuốc này có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi của bạn
- Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid
- Thuốc kháng leukotriene

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chung với các thuốc trị viêm mũi dị ứng .




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn