Bệnh sỏi thận xảy ra ở đường tiết niệu, đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh xảy ra nhiều biến chứng. Vậy bệnh sỏi thận là gì? Làm sao để nhận biết được bệnh sỏi thận? Hãy cùng Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ tìm hiểu kĩ vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Sỏi thận hay còn được gọi là sạn thận, là căn bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản…. thành những tinh thể rắn và chủ yếu thường gặp đó là tinh thể Calci. Kích thước của viên sỏi có thể lên tới vài cm.
Khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao kéo dài sẽ hình thành nên sỏi thận. Với những loại sỏi có kích thước nhỏ, có thể sẽ bị thải ra ngoài khi đi tiểu nhưng đối với những viên sỏi lớn, bạn cần có biện pháp điều trị kịp thời tránh trường hợp viên sỏi di chuyển trong thận, niệu quản…. gây cọ xát và làm tổn thương, tắc đường dẫn nước tiểu gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
- Sử dụng thuốc tùy tiện: Việc sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thường xuyên ăn mặn, nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
- Thói quen uống ít nước: Khi lượng nước đưa vào cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài sẽ làm cho nước tiểu trở nên đậm đặc và làm cho chất khoáng kết tinh lại dẫn đến bệnh sỏi thận.
- Mất ngủ kéo dài: Mô thận có khả năng tự tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, do vậy khi mất ngủ kéo dài, chức năng này không được thực hiện, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ mắc bệnh sỏi thận.
- Nhịn ăn sáng: Vào buổi sáng, cơ thể cần rất nhiều năng lượng sau một đêm ngủ dài, nếu như nhịn ăn sáng, sẽ khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột sẽ dẫn đến bệnh sỏi thận.
- Nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu sẽ khiến cho các chất khoáng không được đào thải ra khỏi cơ thể, sẽ dẫn đến lắng đọng và tích tụ calci, từ đó dễ mắc bệnh sỏi thận.
Khi mắc bệnh sỏi thận, người bệnh thường có các triệu chứng sau:
- Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới
- Đau khi đi tiểu
- Tiểu ra máu
- Tiểu dắt, tiểu són
- Cảm giác buồn nôn và nôn
Hay sốt và cảm giác ớn lạnh
Bệnh sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu bởi khi sỏi di chuyển sẽ gây ra những tổn thương hoặc viên sỏi sẽ gây tắc và nước tiểu không thể tống được ra ngoài, điều này sẽ gây nên nhiễm trùng, có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Khi mắc bệnh sỏi thận, người bệnh không nên quá hoang mang, thay vào đó cần phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học hợp lý. Đặc biệt cần lựa chọn một bệnh viện uy tín, có đủ cơ sở máy móc trang thiết bị để khám tổng quát và có hướng điều trị phù hợp.
Người bệnh có thể điều trị theo 2 hướng:
- Điều trị nội khoa: Với hướng điều trị nội khoa, mục đích chính là hỗ trợ tạo điều kiện để bệnh nhân đi tiểu cho sỏi ra ngoài. Đây được xem là phương pháp khá an toàn và phù hợp với rất nhiều người bệnh. Tuy nhiên hướng điều trị này chỉ phù hợp với những viên sỏi nhỏ, và kết hợp sử dụng các loại thuốc như tăng khả năng bào mòn sỏi.
- Điều trị ngoại khoa: Các bác sĩ sẽ cân nhắc hướng điều trị ngoại khoa lấy viên sỏi ra ngoài. Khi kích thước viên sỏi quá lớn sẽ gây ra nhiều tổn thương và biến chứng nghiêm trọng, do đó cần cấp cứu tức thời. Ngày nay với khoa học công nghệ hiện đại, có thể sử dụng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể mà không cần mổ hay can thiệp phẫu thuật.
===> Xem thêm: Thế nào là tán sỏi ngoài cơ thể?
Tại bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu là một trong số ít bệnh viện triển khai tốt kỹ thuật nội soi tán sỏi ngoài cơ thể, giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tối đa rủi ro và phục hồi bên trong một cách nhanh nhất. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất dành cho bạn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY