>

Biến chứng và di chứng của viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

10:00 29/03/2021

Viêm màng não mủ là căn bệnh nguy hiểm, có biến chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao. Nội dung bài viết dưới đây, bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu xin chia sẻ một số thông tin biến chứng và di chứng của viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh để bạn tham khảo nhé.

Biến chứng của viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

Biến chứng và di chứng của viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

- Tổn thương dây thần kinh sọ não: Dây II, III, IV, VI, VII, VIII,...;

- Áp xe não, áp xe dưới màng cứng, ổ tụ mủ dọc huyết quản, viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não,...;

- Tắc nghẽn dịch não tuỷ và dày dính màng não, gây cản trở lưu thông dịch não tuỷ, hội chứng não nước;

- Biến chứng ngoài hệ thần kinh tuỳ theo căn nguyên vi khuẩn gây ra như: Sốc độc tố, xuất huyết phủ tạng (gặp trong nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do màng não cầu), viêm khớp, viêm thận, viêm nội tâm mạc, viêm ngoại tâm mạc, viêm phổi,...

Di chứng của viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

Sau khi bị viêm màng não mủ, các trường hợp được chẩn đoán và điều trị muộn có thể gặp phải các di chứng sau:

- Lác, câm, điếc, mù, hội chứng não nước,...;

- Tổn thương thần kinh khu trú gây liệt: Liệt 1 chi, liệt nửa người, liệt 2 chi dưới, tổn thương dây thần kinh sọ não,...;

- Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần,...;

- Động kinh.

Viêm màng não mủ có nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời

Biến chứng và di chứng của viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

Tỷ lệ tử vong trung bình ở bệnh nhân mắc viêm màng não mủ là 7 – 10% (do não cầu), 30% (do phế cầu) và 10 – 14% (do H. Influenzae). Các trường hợp tử vong sớm do suy hô hấp, phù não nặng, sốc không hồi phục,... Tử vong muộn do biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não và ngoài não gồm áp xe não, viêm thận, viêm phổi, loét rộng và suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài dẫn tới suy não,...

Điều trị viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Sử dụng kháng sinh

- Khi chưa biết rõ nguyên nhân, điều trị phối hợp 2 kháng sinh: Ampicillin liều 100mg/kg/24 giờ và Gentamicin liều 5mg/kg/24 giờ;

- 48 giờ sau chọc dò tủy sống lần 2, nếu dịch não tủy tốt hơn, lâm sàng tốt hơn thì tiếp tục sử dụng kháng sinh đã dùng. Nếu dịch não tủy tiến triển xấu, các triệu chứng lâm sàng không cải thiện thì thay đổi kháng sinh: Rocephin liều 80mg/kg/24 giờ với amikacin liều 15mg/kg/24 giờ hoặc acepim liều 80mg/kg/giờ với amikacin liều 15mg/kg/24 giờ;

- Khi có kết quả kháng sinh đồ: Điều trị theo kháng sinh đồ, thời gian điều trị kháng sinh 21 ngày, số lần kiểm tra trước não tủy nên hạn chế đến mức thấp nhất.

Điều trị hỗ trợ

- Hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn;

- Nuôi dưỡng đầy đủ;

- Chống co giật;

- Chống phù não bằng cách nằm đầu cao 30o, hạn chế nước, lượng dịch đưa vào cơ thể bằng 1⁄2 - 2/3 nhu cầu;

- Điều chỉnh thăng bằng toan kiềm điện giải.

Theo dõi và khám lại

- Theo dõi vòng đầu và vòng ngực bệnh nhi hằng ngày;

- Khám lại 3 tháng 1 lần để phát hiện di chứng thần kinh.

- Bệnh viêm màng não mủ sơ sinh có thể gây ra nhiều di chứng nguy hiểm về thần kinh. Vì vậy, sau khi điều trị khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện và có phương án điều trị kịp thời nếu không may gặp phải các di chứng thần kinh.

Hiện nay Khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu đã và đang điều trị các bệnh  nhiễm khuẩn với ưu điểm:

- Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến

- Đội ngũ bác sĩ tận tâm, trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi.

- Việc điều trị trong môi trường yên tĩnh, vô trùng, giảm thiểu tối đa các tác động từ bên ngoài giúp trẻ mau phục hồi sức khỏe giảm thời gian nằm viện cho trẻ.

>>> Xem thêm: Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh và các xét nghiệm chẩn đoán

Liên hệ ngay hotline 1800.96.96.98 để được tư vấn và hỗ trợ nếu quý khách có nhu cầu khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic nhé.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn