loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm phòng vắc-xin

11:38 04/11/2020

Để hạn chế mức thấp nhất những tai biến khi tiêm chủng, trước khi tiến hành tiêm chủng, quý khách hàng nên thực hiện quy định khám sàng lọc trước, sau đó ghi cụ thể vào phiếu khám sàng lọc tiêm chủng nhằm phát hiện các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng hoặc các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng. Để hiểu rõ hơn trường hợp nào nên chống chỉ định, trường hợp nào tạm hoãn tiêm chủng, đừng vội bỏ qua nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ dưới đây nhé.

Trường hợp nào nên chống chỉ định tiêm chủng?

Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm phòng vắc-xin

Trước khi tiêm vắc-xin, khách hàng hoặc người thân cần cung cấp các thông tin vào phiếu khám sàng lọc để được tư vấn những vấn đề liên quan đến tiêm chủng cũng như sàng lọc đối tượng trước khi có chỉ định đề phòng phản ứng sau tiêm vắc-xin.

Chống chỉ định tiêm chủng trong các trường hợp sau:

+ Trẻ em có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 liều vắc-xin trước đó như bạch hầu, ho gà, uốn ván mà không phải do lý do nào khác thì không nên tiêm bổ sung vắc-xin có chứa thành phần ho gà.

+ Phụ nữ có thai không nên tiêm vắc-xin virus sống giảm độc lực vì có nguy cơ về lý thuyết với bào thai nên chung không nên tiêm vắc-xin trong trường hợp người đó có các vấn đề về sức khỏe.

+ Trong một số trường hợp có tiền sử phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm 1 liều vắc-xin trước đó.

+ Những người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống. Không tiêm vắc- xin phòng bệnh Lao cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.

+ Những người đang có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, ...).

+ Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.

+ Chống chỉ định tiêm chủng với các trường hợp suy hô hấp, suy tuần hoàn

Trường hợp nào nên tạm hoãn tiêm chủng?

Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm phòng vắc-xin

Một số trường hợp cần tạm hoãn tiêm chủng để đảm bảo an toàn bao gồm:

+ Trẻ đang hoặc mới kết thúc điều trị uống hoặc tiêm corticoid trong vòng 14 ngày.

+ Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g.

+ Trẻ mắc bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng

+ Trẻ bị sốt từ 37,5 độ trở lên hoặc hạ thân nhiệt từ 35,5 độ trở xuống.

+ Tạm hoãn đối với trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.

+ Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin khác nhau.

>>> Không nên tiêm chủng cho bé trong trường hợp nào?

>>> Tiêm phòng vắc xin cho trẻ cần lưu ý điều gì

Hi vọng nội dung bài viết chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, hiểu rõ những trường hợp nào chống chỉ định và những trường hợp nào tạm hoãn tiêm phòng vắc-xin.

Hãy thường xuyên cập nhật tin tức từ Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ tận tình, đặt lịch khám vui lòng liên hệ Hotline 0291.390.8888 .

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn