>

Không nên tiêm chủng cho bé trong trường hợp nào?

15:58 03/11/2020

Để tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, cần chủ động cho bé đi tiêm phòng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc tiêm chủng cho bé không những không mang lại hiệu quả phòng dịch bệnh mà còn dẫn đến nhiều phản ứng bất lợi cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ dưới đây nhé.

Các trường hợp không nên tiêm chủng cho bé

Không nên tiêm chủng cho bé trong trường hợp nào?

1. Khi bộ phận da nơi cần tiêm chủng trên cơ thể của trẻ bị viêm, mẩn ngứa hoặc mưng mủ nghiêm trọng thì nên chữa khỏi bệnh trước rồi hãy tiến hành tiêm chủng sau.

2. Khi trẻ đang sốt, nhiệt độ cơ thể vượt quá 37,5 độ C, nên tìm hiểu nguyên nhân gây sốt và để đến lúc bé khỏi sốt hẳn thì tiến hành tiêm chủng. Bởi khi tiêm sẽ thường xuất hiện phả ứng, nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm cho tình trạng sốt của bé trầm trọng hơn, ngoài ra sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh về truyền nhiễm cấp tính như cảm, sởi, viêm màng não, viêm gan…. Khi đó vắc xin tiêm chủng không những làm tăng nhanh khả năng phát bệnh mà còn khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn. Điều đó gây ra khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Bên cạnh đó, thành phần kháng nguyên trong vắc xin và vi khuẩn gây bệnh sẽ kết hợp lẫn nhau và làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ.

3. Trẻ đang bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mới khỏi bệnh chưa đầy 2 tuần, nên hoãn việc tiêm phòng.

4. Trẻ bị bệnh về tim, gan, phổi, lao cũng không nên tiêm chủng bởi thể chất các trẻ thường kém, khó chấp nhận được những phản ứng nhẹ do vắc xin gây nên.

5. Trẻ bị bệnh liên quan đến thần kinh như tâm thần, động kinh, não bộ kém phát triển cũng không nên tiêm phòng.

6. Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương nghiêm trọng hoặc hệ miễn dịch bẩm sinh thiếu hụt cũng không nên tiêm chủng.

7. Những trẻ bị hen suyễn, mề đay, hoặc thể chất quá nhạy cảm khi tiêm vắc xin thường xảy ra dị ứng nên không nên tiêm chủng. Bởi trong vắc xin có chứa một hàm lượng chất gây dị ứng vô cùng nhỏ, nhưng nó lại phả ứng và gây nguy hại đối với những trẻ nhỏ có cơ thể quá nhạy cảm.

8. Trẻ bị tiêu chảy cấp hoặc đại tiện quá 4 lần/ngày thì không nên sử dụng vắc xin bởi việc trẻ đi ngoài nhiều sẽ nhanh chóng bài tiết vắc xin ra khiến cho việc tiêm vắc xin mất hết tác dụng. Mặt khác, nếu tiêu chảy do virus sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của vắc xin.

Như vậy với những chia sẻ trên đây chắc hẳn các bậc phụ huynh đã phần nào biết được những trường hợp nào thì không nên tiêm chủng cho bé. Bên cạnh đó, việc tiêm chủng cho bé cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Không nên tiêm chủng cho bé trong trường hợp nào?

>>> Xem thêm: Tiêm phòng vắc xin cho trẻ cần chú ý điều gì?

Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ, giải đáp, hãy liên hệ ngay Hotline 0291.390.8888 nhé.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn