>

Khám và điều trị bệnh hẹp ống sống tại Bạc Liêu [P1]

13:11 21/03/2020

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp, gây chèn ép lên tuỷ sống hoặc các rễ thần kinh. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến thường xảy ra đối với những người từ độ tuổi 50 trở lên. Vậy bệnh hẹp ống sống có những triệu chứng gì? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Cách phòng ngừa bệnh hẹp ống sống ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kĩ về căn bệnh này qua nội dung bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh hẹp ống sống

Khám và điều trị bệnh hẹp ống sống tại Bạc Liêu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hẹp ống sống, có thể là do bẩm sinh đối với những người sinh ra có một phần ống sống nhỏ hơn bình thường. Hoặc cũng do người bệnh bị thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hoá đốt sống, gai đốt sống chèn vào ống sống.

+ Những sự thay đổi do thoái hoá có thể dẫn đến sự hình thành những gai xương từ thân đốt sống, những gai này có thể sẽ phát triển bào trong ống sống và gây chèn ép lên tuỷ sống.

+ Sự thoái hoá của các dây chằng cột sống làm cho cho các dây này bị dày lên từ đó làm hẹp cột sống.

+ Nếu trong trường hợp viêm khớp xảy ra, các khớp này sẽ to lên rất nhiều, từ đó chèn ép vào ống sống

+ Người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có một đĩa đệm bị thoát vị hay phình lên làm giảm đường kính trước sau của ống sống

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như viêm khớp cột sống, thoái hoá đĩa đệm, các bệnh về xương… cũng có thể dẫn đến bệnh hẹp ống sống.

Người bị hẹp ống sống sẽ có triệu chứng như thế nào?

Khám và điều trị bệnh hẹp ống sống tại Bạc Liêu

Bệnh nhân hẹp ống sống thường bị các cơn đau nhức âm ỉ, thường xuyên và thỉnh thoảng sẽ có những cơn đau dữ dội khiến cho người bệnh mệt mỏi, tinh thần luôn căng thẳng. Bệnh có nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào từng vị trí và mức độ mà sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau:

Hẹp ống sống vùng cổ: Đau mỏi vùng vai gáy, tê, yếu 1 hoặc cả 2 tay, trường hợp bị chèn ép quá nặng ở đoạn cao có thể sẽ bị liệt tứ chi.

Hẹp ống sống thắt lưng: Cột sống thắt lưng của con người bao gồm 5 đốt sống ở đoạn thấp của cột sống, giữa các xương sườn và xương chậu. Người bị bệnh hẹp ống sóng thắt lưng khi các rễ thần kinh ở thắt lưng bị chèn ép hay bó nghẹt có thể tạo nên những triệu chứng của bệnh đau thần kinh toạ.

+ Đau lưng, đau vùng thắt lưng, đau nhức ở vùng mông, đùi, chân.

+ Têm ngứa ran ở mông hoặc chân: Khi áp lực chèn ép lên các rễ thần kinh tăng lên nó sẽ gât ra hiện tượng tê ngứa ran vùng mông, chân và đi kèm theo đó là những cơn đau nhức khó chịu.

+ Chân trở nên yếu hơn, khó kiểm soát vận động, hoặc khó khăn đi lại

+ Ngồi hoặc nghiêng người về phía trước ít đau hơn bởi theo kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi nghiêng người về phía trước sẽ giúp tăng không gian trong ống sống tránh gây chèn ép lên các dây thần kinh giúp giảm đau hiệu quả.

+ Khi đứng hoặc đi bộ lâu sẽ thấy đau chân nhiều, hoặc cong người ra, ngồi xuống sẽ làm ống sống rộng từ đó giảm cảm giác đau chân cũng như giảm các triệu chứng khác nhưng đau sẽ trở lại nếu bạn ở tư thế thẳng.

+ Đại tiện, tiểu tiện không tự chủ do bị tổn thương ở vùng đuôi ngựa

Như vậy, tuỳ thuộc theo từng vùng ống sống bị hẹp mà gây chèn ép lên các rễ thần kinh khác nhau từ đó gây ra các triệu chứng khác nhau. Mức độ bệnh nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào độ rộng hẹp của ống sống, và sự nhạy cảm của các dây thần kinh liên quan.

>>> Xem thêm: Khám và điều trị chấn thương cột sống tại Bạc Liêu

Phòng ngừa bệnh hẹp ống sống như thế nào?

Khám và điều trị bệnh hẹp ống sống tại Bạc Liêu

Với những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ góp phần giúp bạn hạn chế sự phát triển của bệnh hẹp ống sống:

+ Tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ theo dõi để nắm rõ diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khoẻ của bạn.

+ Sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuộc không chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

+ Giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cố gắng duy trì cân nặng phù hợp đồng thời kết hợp tốt với việc vận động và dinh dưỡng để tránh bị béo phì

+ Khi bị đau, có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau

+ Với phụ nữ, nên mang giày vừa chân, gót thấp để giữ cho bạn được thăng bằng.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn