>

TAY CHÂN MIỆNG, HIỂU RÕ VỀ BỆNH, PHÒNG NGỪA ĐÚNG CÁCH

16:08 13/04/2024

1. Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh tay chân miệng

Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng thường gặp là do Coxsackie virus A6, A10, A16 và Enterovirus 71 (EV71). Vậy tay chân miệng có lây không? Các vi rút gây bệnh lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy từ vết thương hoặc qua nước bọt của người bị bệnh. Các vật dụng cá nhân như đồ chơi, đồ ăn, đồ dùng cá nhân cũng có thể là các nguồn lây nhiễm.

2. Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng

Về mặt lâm sàng, các giai đoạn của tay chân miệng gồm 4 giai đoạn.

2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng kéo dài từ 3 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc với virus từ nước bọt, phỏng nước trên da và phân của người mắc bệnh.

2.2. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 2 ngày với các biểu hiện rõ ràng hơn bao gồm: Đau đầu, sốt nhẹ, đau họng, mệt mỏi, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

2.3. Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát là giai đoạn xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng như sốt cao 37,5 đến 40 độ C . Xuất hiện các vết loét trong miệng và trên các vùng khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gây đau đớn và phiền toái. Đặc biệt ở các bé có thể xảy ra dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn mửa.

2.4. Giai đoạn hồi phục

Đây được xem là giai đoạn phục hồi của bệnh, sau khoảng 7 đến 10 ngày kể từ khi bệnh xuất hiện, các triệu chứng sẽ dần giảm đi và cơ thể bắt đầu hồi phục. Các tổn thương trên da bắt đầu bong tróc để tạo tế bào mới, vì thế các bé thường thấy ngứa ngáy. Vì thế, tránh cào, gãi hoặc bóc lớp da chết để tránh tổn thương da mới và nguy cơ nhiễm trùng.

3. Biến chứng và hậu quả của bệnh tay chân miệng

Mặc dù bệnh tay chân miệng thường tự khỏi sau một thời gian ngắn. Nhưng trong một số trường hợp nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đáng chú ý như viêm não, viêm màng não, viêm phổi và các vấn đề về tim. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em có hệ miễn dịch yếu là nhóm nguy cơ cao.

4. Biện pháp phòng ngừa tay chân miệng và điều trị

Giữ gìn vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên: Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc với dung dịch sát khuẩn là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi rút.

●      Tránh tiếp xúc với người bệnh: Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh và hạn chế việc chia sẻ đồ dùng cá nhân.

●      Vệ sinh môi trường: Dọn dẹp và vệ sinh môi trường sống thường xuyên, đặc biệt là các bề mặt tiếp xúc nhiều như bàn, ghế, đồ chơi.

●      Tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và thúc đẩy việc tập thể dục để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Đối với việc điều trị bệnh tay chân miệng, không có phương pháp điều trị chuyên biệt dành cho bệnh này. Chỉ có thể giảm nhẹ các triệu chứng và cung cấp liệu pháp hỗ trợ. Ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, cung cấp đủ nước cho cơ thể được cho là phương pháp tốt nhất để đẩy lùi vi rút tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng không chỉ là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà còn là một nguy cơ cho sức khỏe của cả cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em. Hiểu rõ về bệnh tay chân miệng và cách phòng tránh là cần thiết để bảo vệ trẻ, bản thân và những người xung quanh. Để đặt lịch khám tại Thanh Vũ Medic Bạc Liêu , Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 19003301 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY .




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn