>

Phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

08:32 27/11/2020

Sốt virus và sốt xuất huyết về bản chất đều là bệnh lý do virus gây ra. Tuy nhiên có nhiều trường hợp sốt virus khá lành tính và có thể tự khỏi sau 7 ngày, còn sốt xuất huyết để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Vậy làm sao để phân biệt được sốt virus và sốt xuất huyết? Bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu sẽ cung cấp thông tin giúp phân bạn dễ dàng phân biệt được sốt virus và sốt xuất huyết. Cùng tham khảo ngay nhé.

Sốt virus và những điều cần biết

phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

Sốt virus là bệnh lý do nhiều loại virus gây ra, tùy thuộc vào từng tác nhân virus mà bệnh sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Thông thường sẽ có triệu chứng:

+ Sốt cao 39-40 độ C.

+ Viêm long đường hô hấp trên.

+ Rối loạn tiêu hóa

+ Nổi hạch

+ Người lớn bị sốt virus sẽ đau nhức các cơ, đau đầu, người mệt mỏi.

+ Trẻ nhỏ hay quấy khóc

+ Có thể kèm theo viêm kết mạc mắt: mắt đỏ, chảy nước mắt trong

+ Nổi ban trên da: Có thể xuất hiện ban sau sốt 2-3 ngày.

+ Một số trường hợp ở trẻ nhỏ có thể bị co giật do sốt cao.

+ Bệnh thường tự khỏi sau khoảng 7 ngày.

Các bệnh lý do virus gây ra thường chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, thông thường điều trị triệu chứng và kết hợp với chế độ dinh dưỡng.

+ Hạ sốt cho người bệnh bằng chườm nước ấm vào trán, nách, bẹn trong trường hợp sốt <38,5 độ C. Còn sốt từ 38,5 độ C trở lên nên chườm nước ấm đồng thời kết hợp với thuốc Paracetamol liều 10-15mg/kg, 4-6 giờ/ lần. Chú ý nếu trẻ có tiền co giật nên sử dụng thuốc khi trẻ sốt từ 38 độ C.

+ Chống co giật bằng cách kết hợp thuốc hạ sốt và thuố chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

+ Bù nước và điện giải: Sử dụng oresol, hdrite pha theo tỷ lệ trên bao bì và uống theo nhu cầu.

+ Chống bội nhiễm bằng cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhỏ mắt mũi bằng dung dịch nước muối 0,9%.

+ Nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin C bằng các loại quả.

Chú ý sốt virus có thể lây lan thành dịch nên cách ly tránh tiếp xúc nhiều người để lây lan sang công đồng.

Khi các sốt cao, uống thuốc hạ sốt không hạ và xuất hiện kèm các triệu chứng như lơ mơ, li bì, xuất hiện co giật, nôn nhiều, đau đầu nhiều... các triệu chứng ngày càng tăng thì nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết và những điều cần biết

phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh do virus Dengue gây ra, bệnh lây qua muỗi vằn, chứa virus và đốt vào người. Bếnh sốt xuất huyết tiến triển theo 3 giai đoạn.

+ Giai đoạn khởi phát: Kéo dài khoảng 3 ngày với các triệu chứng sốt cao đột ngột 39-40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau người, có thể có viêm long đường hô hấp trên. Các triệu chứng khá giống với sốt virus.

+ Giai đoạn toàn phát: Biểu hiện của sốt có thể giảm, tuy nhiên xuất hiện các biến chứng xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết đường tiêu hóa như nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đi ngoài phân đen lẫn máu. Nặng hơn có thể sẽ bị xuất huyết não, xuất huyết trong ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do hiện tượng cô đặc máu nếu không bù đủ dịch bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp, nặng hơn sốc do giảm khối lượng tuần hoàn.

+ Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hết sốt, đỡ mệt, tiểu cầu bắt đầu tăng.

Cũng như sốt virus, sốt xuất huyết hiện hưa có thuốc đặc hiệu, điều trị chủ yếu thông qua triệu chứng và kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.

+ Hạn chế đi lại, nghỉ ngơi tại giường

+ Hạ sốt: Khi sốt < 38,5 độ C sử dụng các phương pháp vật lý như chườm bằng nước ấm vào các vùng trán, nách, bẹn. Khi sốt từ 38,5 độ C chườm ấm kết hợp với thuốc Paracetamol (không được dùng ibuprofen hay aspirin để hạ sốt) liều 10-15mg/kg, 4-6 giờ/ lần. Chú ý nếu trẻ có tiền co giật nên sử dụng thuốc khi trẻ sốt từ 38 độ C.

+ Bù nước và điện giải: Uống nhiều nước, dùng oresol hay hydrite

+ Ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu, tăng cường vitamin C bằng các loại quả.

Theo dõi tiến triển bệnh thường xuyên: nếu xuất hiện các triệu chứng nặng sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, li bì, lơ mơ, nôn nhiều không uống được, đau bụng nhiều, xuất huyết bất thường như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, băng kinh, chảy máu cam, chảy máu chân răng không cầm được... đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng.

Hướng dẫn phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

Để phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết dựa vào:

+ Phân biệt bằng xét nghiệm cận lâm sàng: Nếu là sốt xuất huyết thì xét nghiệm: Test Dengue(+), Công thức máu (số lượng tiểu cầu giảm, thể tích khối hồng cầu Hct tăng). Nếu sốt virus các chỉ số trên bình thường.

+ Sốt virus không có triệu chứng xuất huyết. Còn với sốt xuất huyết sẽ xuất hiện các nốt mà khi ta căng da nó vẫn không mất.

Bệnh sốt xuất huyết và sốt virus có biểu hiện ở giai đoạn đầu khá giống nhau tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được bằng các xét nghiệm cận lâm sàng. Việc phân biệt giữa sốt xuất huyết và sốt virus là cần thiết để định hướng và theo dõi kịp thời các biến chứng của sốt xuất huyết gây ra.

>>> Nên hay không nên dùng thuốc kháng sinh điều trị sốt virus

>>> Điều trị sốt virus cần lưu ý những gì?

Liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu ngay hôm nay nếu bạn đang có những thắc mắc về bệnh lý sốt virus và sốt xuất huyết cần được tư vấn nhé.

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn