loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

(2021) Tay, chân, miệng và biến chứng khó lường gây tử vong hàng đầu ở trẻ em

10:28 01/04/2021

Tác nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Trẻ em trong độ tuổi từ 0 – 5 tuổi là đối tượng thường mắc phải bệnh tay chân miệng. Vì ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu và chưa hoàn thiện, là cơ hội để virus, thường là 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 tấn công. Loại virus này lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước. Trẻ em lại thường xuyên tiếp xúc hoặc chơi đồ chơi chung tại những chỗ đông người: khu vui chơi, lớp học… nên nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao.

See the source image

Biểu hiện của bệnh

Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3-7 ngày.

Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:

  • Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
  • Sốt nhẹ.
  • Nôn.
  • Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.

Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng:

- Sốt cao trên 39°C hay sốt hơn 2 ngày.

- Giật mình chới với: lúc bắt đầu giấc ngủ hay vừa nằm xuống (phụ huynh nên học cách phát hiện triệu chứng này)

- Run chi, run người

- Đi loạng choạng

- Yếu tay chân

- Thở mệt

- Nôn ói nhiều

- Quấy khóc liên tục.

Triệu chứng bệnh rất nặng: thở mệt, da nổi bong, vả mồ hôi lạnh, hôn mê…

Tùy thuộc vào tác nhân gây ra bệnh chân tay miệng là do EV71 hay do EVA16 thì tiên lượng sẽ khác nhau. Nếu do Enterovirus A16 gây ra bệnh thường diễn biến nhẹ, tự khỏi sau từ 7 – 10 ngày, nhưng nếu tác nhân gây ra bệnh là EV71 có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim cấp, viêm phổi hoặc viêm màng não, thậm chí có thể gây tử vong. Nên phụ huynh cần hết sức cẩn thận và không nên xem nhẹ các triệu chứng báo hiệu mà hãy tỉnh táo nhận dạng bệnh nhanh chóng và điều trị sớm cho trẻ.

Phương pháp điều trị

- Cách ly: không đi học, không đến chỗ đông người trong 10 ngày.

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, ăn chín uống sôi.

- Giảm đau, hạ sốt: hạ sốt acetaminophen hoặc dùng khăn lạnh đắp lên trán.

- Thường xuyên theo dõi phát hiện các dấu hiệu nặng.

- Đến bệnh viện khi có các dấu hiệu cảnh báo có thể bệnh nặng

- Nhập viện ngay khi có dấu hiệu nặng hay rất nặng

Cách phòng bệnh chân tay miệng được Bộ Y Tế khuyến cáo

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên: kể cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Súc miệng phòng ngừa virus
  • Thực hiện việc ăn chín, uống sôi
  • Không cho trẻ lê la ở các khu vực vui chơi đông người, không đảm bảo vệ sinh.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người xuất hiện những triệu chứng bất thường giống như mắc bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở thường xuyên

Bệnh có thể điều trị dứt điểm tuy nhiên chưa có thuốc đặc trị nên nguy cơ mắc phải rất cao, khả năng biến chứng rất nhanh nếu cha mẹ lơ là, chủ quan. Một khi biến chứng sẽ đe dọa tính mạng của con em. Thế nên phụ huynh cần quan tâm các biểu hiện thay đổi thể trạng nhỏ nhất và đặc biệt là các mùa cao điểm như mùa hè cần tăng cường sự giám sát, vệ sinh cho trẻ và cả bản thân để chặn đứng các nguy cơ lây lan bệnh. Khi trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì phải lập tức đưa ngay đến các cơ sở y tế để khám chữa và điều trị bệnh kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn