>

Bệnh nhân không có nước tiểu do sỏi kẹt cả 2 bên niệu quản gây tình trạng suy thận cấp nguy hiểm

15:53 29/04/2021

Qua thăm khám lâm sàng đầy đủ và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán xác định bệnh nhân bị 2 viên sỏi niệu quản rớt xuống kẹt cả 2 bên niệu quản, làm ứ nước tiểu cả 2 bên thận. Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân hơn 1 ngày không thấy có nước tiểu, dẫn đến tình trạng suy thận cấp nguy hiểm. Cùng với nước tiểu ứ lại nên đã có tình trạng nhiễm trùng nặng, đối với trường hợp của bệnh nhân Đ., nếu để lâu hơn nữa có thể dẫn đến mủ thận và sốc nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh mạng người bệnh.

Nhận định đây là một tình trạng cấp cứu khẩn, sau khi hội chẩn các bác sĩ chuyên khoa hồi sức và Ban giám đốc, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu đã tiến hành nội soi cấp cứu cho bệnh nhân để lấy sỏi niệu quản, đồng thời giải phóng bế tắt, đặt 2 thông niệu quản lập lại lưu thông 2 thận, cùng với đó là sử dụng kháng sinh mạnh để chống nhiễm trùng cho bệnh nhân.

May mắn ca phẫu thuật nội soi tiến hành rất thành công. Sau 5 ngày điều trị chức năng thận bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, tình trạng sức khỏe và tình trạng nhiễm trùng cải thiện rất tốt.

Bs. CKI Tạ Hữu Nghĩa, Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu cho biết: “Tình trạng suy thận cấp sau thận có thể gặp trong các bệnh lý như sỏi niệu quản kẹt 2 bên thận, sỏi niệu quản trên thận độc nhất, hẹp niệu quản do khối u chèn ép cả 2 niệu quản,... Đây là một cấp cứu niệu khoa vì nước tiểu bị ứ lại cả 2 bên thận gây nên suy thận nặng thậm chí có thể không hồi phục, một số trường hợp phải lọc máu cấp cứu trước khi can thiệp phẫu thuật và nước tiểu ứ lại sẽ gây tình trạng nhiễm trùng nặng”.

Để tránh bị sỏi niệu quản cũng như các biến chừng khó lường do sỏi niệu quản gây ra, nhất là suy thận cấp, Bác sĩ Tạ Hữu Nghĩa khuyến cáo mọi người nên uống nước đều đặn và khoa học, đáp ứng đủ lượng nước tùy theo thể trạng (khoảng 2l nước một ngày). Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều canxi oxalat như: sữa, phô mai, nước chè đặc, củ cải, đậu bắp và tránh ăn quá mặn, tránh các món ăn chứa nhiều protein động vật và chọn nguồn protein từ thực vật ví dụ như các loại đậu, nấm… Cẩn thận với việc bổ sung canxi: canxi trong thức ăn không có ảnh hưởng đến nguy cơ sỏi thận, vì vậy bạn hãy tiếp tục ăn các loại thực phẩm giàu canxi trừ khi bác sĩ khuyến cáo không nên. Bạn hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc bổ sung canxi, vì chúng có thể tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Bên cạnh đó nên kiểm tra sức khỏe định kì, khoảng 6 tháng/lần để có thể tầm soát, phát hiện sớm và điều trị sỏi niệu quản hiệu quả, ngăn ngừa tái phát tốt.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn