>

Tầm soát và dự phòng tiền sản giật

08:33 14/07/2021

  1. TIỀN SẢN GIẬT LÀ GÌ?

Tiền sản giật là bệnh lý liên quan đến thai nghén chiếm tỷ lệ khoảng 2 - 10% trong thai kỳ. Đặc trưng với sự xuất hiện triệu chứng tăng huyết áp và tiểu đạm hoặc các triệu chứng lâm sàng liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của tiền sản giật.

Tiền sản giật là bệnh lý có nhiều biến chứng đối với cả mẹ và thai nhi, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ, tử vong chu sinh trên toàn thế giới. Tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến tăng huyết áp trong thai kỳ khoảng 12,9 - 16,1%. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của tiền sản giật, sản giật còn kéo dài sau sinh, liên quan đến các lần sinh tiếp theo và là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý tim mạch về sau.

  1. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA TIỀN SẢN GIẬT BAO GỒM:
  • Có tiền sử bị tiền sản giật trong lần mang thai trước;
  • Thai phụ trên 40 tuổi;
  • Tiền căn gia đình có tiền sản giật;
  • Béo phì trước khi mang thai hoặc tăng cân quá mức trong thai kỳ;
  • Cách lần mang thai trước trên 10 năm;
  • Mang thai con so;
  • Đa thai;
  • Có sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  • Tiền sử: tăng huyết áp mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh hệ thống (ví dụ lupus ban đỏ).

  1. TẠI SAO NÊN TẦM SOÁT SỚM TIỀN SẢN GIẬT TRONG QUÝ 1 THAI KỲ?

Tầm soát tiền sản giật trong quý 1 thai kỳ sẽ giúp nhận diện sớm những phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tiền sản giật. Từ đó, bác sĩ có kế hoạch giám sát và can thiệp sớm giúp dự phòng xuất hiện bệnh, ngăn chặn tiến triển nặng và các biến chứng do tiền sản giật gây ra.

  1. XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT TIỀN SẢN GIẬT ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI NÀO?

Xét nghiệm tầm soát tiền sản được thực hiện lúc 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Đây là xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

  1. QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM RA SAO?
  • Bước 1: Thu thập thông tin của thai phụ: tiền căn bệnh lý của bản thân và gia đình, tuổi, cân nặng và chiều cao.
  • Bước 2: Đo huyếp áp động mạch trung bình. Đo huyết áp cả 2 tay, 2 lần.
  • Bước 3: Siêu âm bụng đo chỉ số xung động mạch tử cung 2 bên
  • Bước 4: Rút khoảng 4-5ml máu của thai phụ để đo nồng độ PlGF (Placental growth factor- yếu tố tăng trưởng bánh nhau) trong máu mẹ.
  • Từ các thông số trên sẽ kết hợp tính toán bằng thuật toán để đưa ra kết luận về nguy cơ tiền sản giật.

  1. Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT TIỀN SẢN GIẬT
  • Đây là xét nghiệm tầm soát, không phải xét nghiệm chẩn đoán với độ nhạy là 90% và dương tính giả là 10%.
  • Xét nghiệm cho kết quả dự đoán nguy cơ xuất hiện tiền sản giật của thai phụ tại các thời điểm < 32 tuần thai và < 37 tuần thai là cao hay thấp.
  • Kết quả nguy cơ thấp: nghĩa là thai phụ gần như không xuất hiện tiền sản giật (tuy nhiên không có nghĩa là hoàn toàn không xuất hiện). Do vậy, thai phụ vẫn phải tiếp tục khám thai định kỳ như bình thường.
  • Kết quả nguy cơ cao: thai phụ sẽ được bác sĩ theo dõi sát và có kế hoạch can thiệp thích hợp.

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu mang đến c hương trình chăm sóc thai kỳ trọn gói cho các thai phụ từ khi bắt đầu mang thai với các lần khám thai, siêu âm thai định kỳ cùng đầy đủ các xét nghiệm cho mẹ và thai. Từ đó, phát hiện các bất thường và xử lý kịp thời, giúp thai phụ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện trong suốt thai kỳ.

Để được tư vấn trực tiếp, q khách có thể đăng ký khám tại:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH VŨ MEDIC BẠC LIÊU hoặc liên hệ theo số hotline 1800969698 để được hỗ trợ.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn