Tối 1/11/2018, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức chương trình giáo dục sức khỏe cho thân nhân người bệnh nội trú. Đây là chương trình định kỳ hàng tuần mà Bệnh viện thực hiện. Buổi giáo dục sức khỏe tuần này do Bs. Nguyễn Chí Linh trình bày với chủ đề “Cải thiện cuộc sống trong COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)”.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người bệnh. Là một trong những bệnh gây tàn phế (suy hô hấp) và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh xảy ra quanh năm, mùa lạnh bệnh dễ xuất hiện, tuy vậy cũng có thể phòng ngừa được.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bệnh mãn tính nặng dần theo thời gian, với các đợt cấp xen kẽ các giai đoạn ổn định. Đợt cấp là nguyên nhân hàng đầu gây suy hô hấp khiến người bệnh phải nhập viện, tỷ lệ tử vong còn cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong trong đợt cấp từ 16-80 %.
* Các đối tượng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD):
- Nam nhiều hơn nữ.
- Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
- Người hít khói thuốc lá thụ động cũng là yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
- Môi trường: Bụi, hóa chất ngề nghiệp, khối bếp, không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây bệnh.
* Biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD):
- Thường ho và tăng tiết đàm vào buổi sáng sau đó ho khạc đàm hàng ngày.
- Khó thở lúc đầu khó thở nhẹ sau đó khó thở nặng dần làm giảm sức lao động về thể lực.
- Thường xuyên bị thở khò khè do tăng tiết đàm nhớt.
- Trong đợt cấp ho khó thở, thở khò khè tăng và kèm khạc đàm xanh hay đục kèm sốt.
* Cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:
1/ Không hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường khói thuốc:
Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiện nay là thuốc lá. Tỷ lệ người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
2/ Hạn chế quá trình nhiễm trùng đường hô hấp:
Nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt nguy hiểm với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, làm tổn hại đến đường dẫn khí và cơ quan phổi. Nếu các yếu tố gây nhiễm trùng như cảm cúm, cảm lạnh không được kiểm soát tốt thì các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè của bệnh COPD ngày càng trầm trọng hơn.
3/ Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi:
- Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, lông động vật… đều là những nguy cơ khiến các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ tái phát hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc, làm việc trong môi trường nhiều ô nhiễm, hóa chất độc hại. Ngoài ra cần giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thông thoáng nhất, đeo khẩu trang, mũ nón kỹ lưỡng mỗi khi phải ra ngoài.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài cũng là cách phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
4/ Xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao hợp lý:
Quá trình phòng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, người bệnh nên chú ý về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày của mình. Cần duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, thực đơn đa dạng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó cần tăng cường luyện tập thể thao để cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây hại từ vi khuẩn, virus. Đây là cách giúp người bệnh hạn chế các nguy cơ gây ệnh về đường hô hấp, giảm nguy cơ tái phát bệnh COPD.
5/ Kiểm soát bệnh khi có sự thay đổi của thời tiết:
- Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên quan mật thiết đến yếu tố thời tiết hay sự thay đổi của nhiệt độ. Thời tiết quá nóng hay quá lạnh đều dễ khiến các triệu trứng bệnh COPD tái phát. Vì thế cách phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả nhất là kiếm soát bệnh của mình khi thời tiết thay đổi.
- Độ ẩm thích hợp trong nhà là khoảng 40%. Hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết lạnh. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì người bệnh cần đội mũ, đeo găng tay, quàng khăn đầy đủ để đảm bảo cơ thể không bị nhiễm lạnh.
- Phòng bệnh COPD bằng cách mặc ẩm, kiểm soát tốt thời tiết lạnh
6/ Duy trì sử dụng các loại thuốc điều trị dự phòng:
Các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc corticoi hay thuốc giãn phế quản… đều được sử dụng khá nhiều cho bệnh nhân COPD. Trong quá trình phòng chống bệnh, người bệnh nên duy trì sử dụng các loại thuốc dự phòng này để hạn chế bệnh tái phát gây nguy hiểm đến tính mạng.
7/ Chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ:
- Cách phòng chống bệnh tốt nhất không chỉ riêng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà còn tất cả loại bệnh là nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc làm này giúp người bệnh sớm phát hiện được các nguy cơ gây bệnh để từ đó có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả nhất.
* Quang cảnh buổi giáo dục sức khỏe tại tầng 3, cơ sở 2 của bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu: