>

Dinh dưỡng và điều trị bệnh đái tháo đường

16:01 04/01/2019

Tối 08/11/2018, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức buổi giáo dục sức khỏe cho thân nhân/người bệnh, do Bs. Trầm Hoàng Chiến và Điều dưỡng Trần Hồng Nhạn (Khoa Cấp Cứu) trình bày. Buổi giáo dục sức khỏe lần này xoay quanh chủ đề “Dinh dưỡng và Điều trị bệnh Đái tháo đường.

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là người bệnh có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Thông thường, Bệnh Tiểu đường không thể hiện rõ ràng, khi thấy triệu chứng thì đã quá muộn. Một vài triệu chứng dễ nhận dạng bệnh này như: uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, sút cân, khô da, ngứa da, cảm giác đói, thị lực giảm, mệt mỏi.

* Nguyên nhân:

1. Nhân tố di truyền
- Tiểu đường tuýp I: Do tụy không tiết insulin.

- Tiểu đường tuýp II: Do tiết giảm insulin hoặc đề kháng insulin

2. Nhân tố môi trường:

- Ăn uống quá nhiều

- Ít vận động dẫn đến béo phì

* Biến chứng:

- Tim mạch: cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim

- Thận: đạm trong nước tiểu, suy thận

- Mắt: đục thủy tinh thể, mù mắt

- Thần kinh: dị cảm, tê tay chân

- Nhiễm trùng: đường tiểu, lao phổi, da, bàn chân

- Hạ đường huyết

- Hôn mê

* Chẩn đoán tiểu đường:

- Thử đường huyết

- Thử nước tiểu 2 thông số

- Trường hợp xét nghiệm Thử đường huyết và TPT nước tiểu vẫn chưa xác định được Tiểu đường thì sẽ làm thêm xét nghiệm pháp dung nạp glucose và thử HbA1C.

Bs. Trầm Hoàng Chiến khuyên rằng: Người bệnh nên xét nghiệm biến chứng 3 tháng/lần về chức năng gan, thận, mỡ máu, siêu âm bụng, siêu âm tim, đo ECG, Thử HBA1C, Micro Albumin niệu. Và xét Nghiệm 6 tháng/lần: X - Quang Phổi, Khám mắt, CT Scanner Não (khi có triệu chứng yếu người ...)

* Điều trị: Điều trị bằng thuốc, thay đổi chế độ ăn, hoạt động thể lực

* Dinh dưỡng trong điều trị bệnh Tiểu đường:

- Nhóm chất đạm :

Cá, thịt nạc, đậu hũ… Nên ăn cá thay cho thịt tối thiểu 3 lần  trong  tuần  vì  trong  cá,  nhất là các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ , cá trích ,… có nhiều chất béo Omega 3 rất tốt cho tim mạch.
Chất đạm có nguồn gốc thực vật như các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ) , các loại đậu đỗ,… rất có lợi cho tim mạch vì chúng rất giàu đạm mà lại không có cholesterol
- Nhóm chất béo:

Nên ăn vừng lạc, sử dụng dầu thực vật trong chế biến món ăn
Hạn chế mỡ động vật , da, phủ tạng (tim, gan, óc, thận…)
- Nhóm trái cây : Trái cây ít ngọt: 200g/ngày (thanh long, bưởi, lê, mận, ..). Trái cây được dùng như món tráng miệng sau bữa ăn hoặc dùng vào bữa phụ. Mỗi lần ăn 1 suất trái cây từ 50-100g tùy theo loại ngọt nhiều hay ít, mỗi ngày có thể ăn 2 - 3 suất. Trái cây nên ăn cả xác để tận dụng nguồn chất xơ, tránh chỉ ép lấy nước uống trừ khi người bệnh không thể nhai được.

- Nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa: Nên chọn loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc sữa tách béo không đường, sữa đậu nành không đường, sữa tươi không đường, yaourt không đường…có thể bổ sung 1 đến 2 phần mỗi ngày.

* Một số lưu ý khác:

- Hạn chế ăn mặn (muối ít hơn 1 muỗng cà phê/ngày) và các thực phẩm chế biến sẵn: mì gói, chả giò, chả lụa…

- Không xay nhuyễn và hầm quá nhừ, không chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao như chiên, nướng….

- Đối với những trường hợp đường huyết còn cao nhiều, khó kiểm soát, cần tham khảo ý kiến điều trị về loại sữa và số lượng sữa có thể dùng. Phần lớn bệnh nhân Đái tháo đường type 2 không cần bữa phụ, trừ trường hợp như Đái tháo đường thai kì, trẻ em đang lớn, và một số trường hợp đặc biệt khác tùy theo chỉ định của bác sĩ.

- Hạn chế bia (ít hơn 330ml/ngày), rượu (ít hơn 150ml/ngày đối với rượu vang, ít hơn 30ml/ngày đối với rượu mạnh).

- Uống đủ nước (6-8 ly mỗi ngày).

- Ăn uống điều độ đúng giờ là hết sức quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường. Việc ăn chậm, nhai kỹ thức ăn giúp điều hòa mức đường máu sau ăn tốt hơn.

Dinh dưỡng và điều trị bệnh đái tháo đường

Dinh dưỡng và điều trị bệnh đái tháo đường

Dinh dưỡng và điều trị bệnh đái tháo đường




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn