Tối 25/10, BVĐK Thanh Vũ Bạc Liêu phối hợp với Công ty Nestle tổ chức thành công buổi hội thảo phòng ngừa tiên phát tiến trình dị ứng thông qua dinh dưỡng. Chuyên đề do ThS. BS Bùi Quang Nghĩa, giảng viên bộ môn Nhi – Đại học Y Dược Cần Thơ, Phó Trưởng Khoa Nội hô hấp BV Nhi đồng Cần Thơ. Tham dự hội thảo có đông đảo bác sĩ Sản – Nhi trong vfa ngoài giờ ở 2 cơ sở; Điều dưỡng Trưởng, Nữ hộ sinh, Điều dưỡng viên khoa Sản, khoa Nội và khoa Nhi, tổ Dược lâm sàng, thư ký y khoa và nhân viên Chăm sóc khách hàng.
Với các bà mẹ có con nhỏ, việc bổ sung kiến thức y khoa để chăm sóc cho bé là điều cần thiết. Trẻ nhỏ bị ngứa hay dị ứng thực phẩm là chuyện phổ biến. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa tiên phát dị ứng bằng cách cho trẻ ăn đúng cách. ThS. BS Bùi Quang Nghĩa cho rằng: “Thay đổi chế độ ăn là có thể điều trị bệnh dị ứng cho trẻ. Trong nhiều trường hợp không cần đến kháng sinh”.
Tháng 8/2012, số liệu của một nghiên cứu diễn ra tại Hà Nội chỉ ra: tỷ lệ mắc bệnh chàm ở trẻ là 26,6%; hầu hết khởi phát trước 6 tháng tuổi; và tiền căn dị ứng của cha mẹ là yếu tố nguy cơ. Một trong những thực phẩm dễ gây ra dị ứng là sữa bò. Bởi lẽ, đạm trong sữa bò khác hoàn toàn với đạm trong sữa mẹ. Nghiên cứu trên 1.000 trẻ tại Hà Nội ở độ tuổi từ 0 – 36 tháng, trong tháng 1 – 6/2018, có đến 2,1% tỷ lệ trẻ em mắc dị ứng đạm sữa. Triệu chứng khá đa dạng: da, hô hấp, tiêu hóa…
* ThS. BS Bùi Quang Nghĩa cảnh báo rằng: Nguy cơ dị ứng của bé sinh mổ cao hơn bé sinh thường. Các bậc phụ huynh chú ý vận động của trẻ, hạn chế vận động quá sức sau ăn vì như thế sẽ làm tăng cấp đoọ dị ứng hơn.
* Có 3 cấp độ phòng ngừa:
- Cấp độ 1 (tiên phát): trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa dị ứng xảy ra
- Cấp độ 2: trẻ đã có tiền căn dị ứng, ngăn ngừa tái phát và tiến triển nặng hơn
- Cấp độ 3: trẻ dị ứng mạn tính, thường xuyên, ngăn ngừa tiến triển nặng
* Phòng ngừa dị ứng theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ 2008:
- Nếu còn sữa mẹ, tốt nhất cứ cho bé ăn sữa mẹ cho đến khi mẹ hết sữa, và bú mẹ hoàn toàn từ 4 – 6 tháng.
- Sữa phòng ngừa dị ứng: Thủy phân tích cực hoặc một phần, không dùng sữa đậu nành
- Ăn dặm: trẻ 4-6 tháng không có bằng chứng nên kiêng loại thức ăn nào. Sau 4-6 tháng nên cho trẻ ăn các loại như: trứng, đậu phộng, cá, sò…. Mỗi loại thức ăn mới nên cho cách nhau 3-5 ngày nếu không có phản ứng gì.
Chú ý: Tập ăn sớm các thức ăn dễ gây dị ứng sẽ giảm nguy cơ dị ứng thức ăn.
- Nếu cha mẹ đã từng bị phản ứng với thức ăn hoặc viêm da dị ứng trung bình – nặng khó kiểm soát, hoặc có dị ứng với thức ăn nào đó, chuyên gia dị ứng khuyên cần kiểm tra cho bé trước khi tập ăn các loại thức ăn dễ dị ứng.
* Phòng ngừa áp dụng cho Mẹ:
- Không khuyến cáo kiêng sữa và trứng.
- Đậu phộng (lạc): hiện tại chưa đưa ra khuyến cáo gì
- Lúc cho con bú: không khuyến cáo Mẹ phải kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng.
* Tiến trình dị ứng: Đây là căn bệnh của thời đại và xuất hiện ngày càng tăng, biểu hiện lâu dài, gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội. Xu hướng là tiêm ngừa tiên phát. Và phương pháp phòng ngừa thông qua dinh dưỡng khá phù hợp với nguyên lý, bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ.
Kết thúc hội thảo, nhiều bác sĩ tham gia chơi game Kahoot để test lại kiến thức đã lĩnh hội. Bs Cao Nguyễn Anh Đào đạt số điểm cao nhất.
* Một vài hình ảnh tại hội thảo:
ThS BS Bùi Quang Nghĩa thuyết trình tại hội thảo
Quang cảnh tại buổi hội thảo
Ths Bs Bùi Quang Nghĩa giải đáp thắc mắc cho khán giả
ThS BS Phạm Thanh Vũ tặng hoa cho diễn giả và nhà tài trợ
Ths BS Phạm Thanh Vũ tặng quà cho những cá nhân đạt số điểm cao nhất trong game Kahoot
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY