loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

13:22 08/07/2025

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS.CKI Trương Ngọc Dễ

Bác sĩ chuyên khoa: Ung thư

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư phổ biến ở nam giới sau ung thư phổi. Việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm trước khi có triệu chứng, khối u còn khu trú giúp khả năng chữa khỏi được nâng cao, giảm biến chứng, chi phí điều trị thấp và kéo dài thời gian sống còn.

Các phương pháp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt gồm:

1. Xét nghiệm PSA:

Chỉ số PSA hay kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong máu giúp bác sĩ phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt. Nồng độ PSA toàn phần trong máu bình thường từ 2.5 - 4ng/mL trở xuống, nếu cao hơn ngưỡng bình thường, bác sĩ có thể thêm chỉ định chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết để xác định tình trạng bệnh cụ thể.

2. Siêu âm:

- Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn giản giúp bác sĩ quan sát, phát hiện những bất thường ở tuyến tiền liệt.

- Siêu âm qua trực tràng (TRUS) đánh giá kích thước, hình ảnh rõ nét, hỗ trợ hướng sinh thiết.

3. Chụp cộng hưởng từ (MRI) tuyến tiền liệt có tiêm chất cản từ:

Trong trường hợp người bệnh có khả năng cao mắc ung thư tuyến tiền liệt và cần điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định thêm chụp MRI tuyến tiền liệt. MRI giúp bác sĩ có cái nhìn rõ hơn về dạng tổn thương tại tuyến tiền liệt, đánh giá tỷ lệ tổn thương ác tính qua phân độ PIRADs. Không chỉ có giá trị trong đánh giá ban đầu, bác sĩ còn dùng hình ảnh MRI để xác định vị trí khối u (nếu người bệnh có chỉ định sinh thiết tuyến tiền liệt) và đánh giá phạm vi xâm lấn của ung thư nếu kết quả sinh thiết là ác tính.

4. Sinh thiết tuyến tiền liệt:

- Khi PSA tăng cao hoặc nghi ngờ có các tổn thương bất thường thông qua thăm khám lâm sàng và siêu âm tuyến tiền liệt. Sinh thiết có thể được thực hiện trước phẫu thuật nhằm khẳng định người bệnh có mắc ung thư hay không, giúp xác định bản chất của tế bào khối u, từ đó phân loại được nguy cơ của người bệnh.

- Nếu kết quả sinh thiết cho u ác tính, người bệnh cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để xác định ung thư đã di căn hay chưa.

- Lịch tầm soát định kỳ:

+ PSA < 2.5ng/mL: có thể xét nghiệm lại sau 2 năm

+ PSA >= 2.5-3ng/mL: nên kiểm tra hàng năm .

+ Thời gian cách quãng không nên quá 2 năm khi xét nghiệm định kỳ.

5. Ai nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến?

- Nam giới từ 50 tuổi nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt định kỳ hàng năm hoặc sớm hơn ở những người nằm trong nhóm nguy cơ cao như:

+ Tiền sử gia đình có người thân từng mắc ung thư tuyến tiền liệt

+ Nam giới mắc đột biến một số gen như BRCA1, BRCA2

+ Người thừa cân, béo phì

+ Rối loạn cương dương

+ Thay đổi thói quen đi tiểu như đau rát khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu đêm nhiều lần, tiểu ra máu.

+ Người hay bị táo bón

+ Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại như thạch tín (Arsenic)

Ngoài ra, một số yếu tố được nghi ngờ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt như hút thuốc, từng mắc viêm nhiễm vùng tuyến tiền liệt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn