>

Tư vấn sức khỏe sỏi đường tiết niệu

15:35 04/01/2019

Ngày 22/10,  Khoa Ngoại BVĐK Thanh Vũ tổ chức buổi Tư vấn sức khỏe người bệnh cho khoảng 20 người là thân nhân người nuôi bệnh ngoại trú. BS. Tạ Hữu Nghĩa - Phó Khoa Ngoại trình bày nội dung này, đồng thời giải đáp thắc mắc cho người tham gia buổi tư vấn. Hoạt động này giúp bổ sung kiến thức cho mọi người biết cách để chăm sóc người thân, cũng như giữ gìn sức khỏe của bản thân trong tương lai.

TRIỆU CHỨNG SỎI ĐƯỜNG NIỆU

- Có thể diễn tiến âm thầm không triệu chứng dần dần tạo sỏi lớn trong thận và gây ứ nước nhiều thận thậm chí có thể mất chức năng thận
- Có thể có các triệu chứng: đau hông lưng âm ỉ, triệu chứng của nhiễm khuẩn đường niệu như tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu máu,… kéo dài
- Khi sỏi kẹt làm bế tắc đường niệu sẽ gây ra cơn đau quặn thận điển hình

THẾ NÀO LÀ CƠN ĐAU BẢO THẬN? CÁCH XỬ TRÍ?

- Khi có tình trạng tắc nghẽn đột ngột đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang làm ứ nước thận sẽ gây ra cơn đau bảo thận
- Nguyên nhân có thể do sỏi kẹt vùng niệu quản hoặc do niệu quản viêm nhiễm gây hẹp và tắc niệu quản
- Triệu chứng điển hình là từng cơn đau dữ dội thường ở vùng hố chậu lan ra sau lưng và mặt trong đùi, đau dữ dội khiến bệnh nhân đau quằn quại, nằm co người
- Cần đến ngay trung tâm y tế gần nhất để chích thuốc giảm đau và làm các cận lâm sàng để xác định chẩn đoán​


SỎI ĐƯỜNG NIỆU KHI NÀO KHÔNG CẦN ĐIỀU TRỊ

- Sỏi nhỏ hơn 5mm
- Không gây ứ nước thận
- Không gây biến chứng như: đau, nhiễm trùng,…


CÁC VIỆC CẦN LÀM KHI CÓ SỎI ĐƯỜNG NIỆU

- Uống nhiều nước, lượng nước uống trên 2,5l mỗi ngày
- Tăng cường vận động tránh giữ nguyên một tư thế quá lâu gây ứ đọng tạo sỏi và nhiễm trùng


SỎI THẬN KHI NÀO CẦN TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ

- Sỏi thận lớn hơn 10mm
- Sỏi thận nhỏ hơn 20mm
- Đối với sỏi to cần tán nhiều lần và có nguy cơ sỏi kẹt niệu quản sau tán sỏi

SỎI ĐƯỜNG NIỆU KHI NÀO TÁN SỎI NỘI SOI

- Sỏi niệu quản 1/3 giữa trở xuống
- Kích thước lớn hơn 10mm và nhỏ hơn 20mm


SỎI KHI NÀO MỔ NỘI SOI HÔNG LƯNG

- Sỏi bể thận to lớn hơn 20mm nhưng không phải sỏi san hô
- Sỏi niệu quản 1/3 trên và giữa to lơn hơn 20mm
- Sỏi có kèm nhiễm trùng nặng gây thận ứ mủ


SỎI KHI NÀO PHẢI MỔ MỞ

- Sỏi san hô thận
- Sỏi thận tái phát
- Sỏi niệu quản to tái phát
- Sỏi có kèm bất thường giải phẫu kèm theo


SỎI BỌNG ĐÁI VÀ SỎI KẸT NIỆU ĐẠO

- Sỏi bọng đái là sỏi từ thận xuống đến bọng đái hoặc có thể hình thành ngay tại bọng đái nhưng không ra ngoài được
- Khi sỏi trong bọng đái đẩy ra ngoài niệu đạo gây kẹt sẽ làm bí tiểu và đau đớn cho bệnh nhân
- Cần thiết giải áp bọng đái bằng cách đặt sonde tiểu rồi sau đó sẽ giải quyết sỏi sau
- Có 2 phương pháp mổ sỏi bọng đái là nội soi tán sỏi và mổ mở lấy sỏi nếu sỏi to


* Vài hình ảnh diễn ra tại buổi tư vấn:

Tư vấn sức khỏe sỏi đường tiết niệu

Tư vấn sức khỏe sỏi đường tiết niệu

Tư vấn sức khỏe sỏi đường tiết niệu




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn