Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh phức tạp có tác động không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Người bị thoái hóa khớp gối cũng nên lưu ý bên cạnh chế độ ăn uống cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc để hạn chế cơn đau, kiểm soát triệu chứng của bệnh. Nội dung bài viết dưới đây, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh lý thoái hóa khớp gối. Cùng tìm hiểu nhé.
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Dấu hiệu sớm nhất nhận biết thoái hóa khớp gối bao gồm: Đau mặt trước khớp gối, xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi gấp duỗi, nhưng nhiều người thường chủ quan bỏ qua. Đến khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.
Thoái hóa khớp gối thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.
Các triệu chứng thông thường của thoái hóa khớp gối bao gồm:
+ Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.
+ Khớp cứng và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu. Mất linh hoạt.
+ Khớp gối có thể bị sưng to.
+ Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối:
+ Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm. Sau độ tuổi trưởng thành tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo.
+ Giới tính: Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hơn nam giới. Bởi ở phụ nữ, dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, và thói quen đi giày cao gót gây áp lực trực tiếp lên sụn tạo cơ hội thoái hóa tiến triển nhanh.
+ Thừa cân hoặc béo phì: Việc thừa cân sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối, sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian.
+ Chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn: Những rủi ro làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng...đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến lệch trục khớp, gây thoái hóa từ từ.
+ Di truyền: Một số người bị thoái hóa khớp là do yếu tố di truyền.
+ Vận động quá sức: Lao động nặng hoặc chơi thể thao, tập luyện ở cường độ cao cũng dẫn đến thoái hóa khớp nhanh.
+ Lười tập luyện, hoạt động thể dục: Lười tập thể dục có thể khiến các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch.
+ Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách: Việc quá lạm dụng thuốc corticoid có thể càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.
+ Hệ miễn dịch phá hủy: Sụn khớp vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu mà là bởi dịch khớp, do đó nó không được nhận biết là một phần của cơ thể. Thay vì bảo vệ, cơ thể tự sinh ra cơ chế hủy hoại sụn khớp khắp nơi, bất kể đó là sụn hư hay khỏe mạnh.
+ Biến dạng xương: Nếu trẻ sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
+ Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.
+ Bệnh lý khác: Nhiều bệnh khác cũng có ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, hội chứng rối loạn chuyển hóa, bàn chân bẹt,...
Thoái hóa khớp gối ngoài gây ra những cơn đau mạn tính gây khó chịu cho người bệnh còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời:
+ Cứng khớp
+ Teo cơ
+ Hạn chế vận động, đi lại khó khăn, thậm chí phải sử dụng nạng.
+ Biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài.
+ Chứng vôi hóa sụn khớp.
+ Bại liệt, tàn phế, phải dùng đến xe đẩy hoặc ngồi xe lăn để hỗ trợ đi lại.
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Giảm năng suất làm việc
+ Tăng cân, ít tập thể dục dẫn đến tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, gout
Để phòng ngừa bệnh thoái khóa khớp gối, cần tuân thủ một số điều sau:
+ Luyện tập thể dục thể thao đều đặn
+ Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
+ Nạp đầy đủ chất dinh dưỡn
+ Kiểm soát cân nặng tốt
+ Nghỉ ngơi sau 1-2 giờ ngồi làm việc đối với dân văn phòng, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phut để tránh bị mỏi khớp.
+ Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày
+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên
>>> Xem thêm: Địa chỉ khám sức khỏe tại Bạc Liêu uy tín nhất hiện nay | Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic
Thoái hóa khớp gối hiện vẫn là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế. Vì vậy khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường ở đầu gối, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối trước khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY