loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Cúm mùa ở người lớn

08:51 05/02/2025

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS. Lê Hoàng Phú

Bác sĩ : hấp

1 . TỔNG QUAN

Cúm mùa là một bệnh đường hô hấp cấp tính do virus cúm A hoặc B gây ra. Cúm xảy ra thành các đợt bùng phát và có thể gây nên dịch bệnh trên toàn thế giới, chủ yếu vào mùa đông ở các vùng khí hậu ôn đới. Cúm thường là một bệnh nhiễm trùng tự giới hạn; tuy nhiên, nó có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở một số nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.

2 . QUÁ TRÌNH LÂY TRUYỀN

Các phương thức lây truyền

- Virus cúm lây lan chủ yếu qua đường hô hấp từ người sang người, xảy ra thông qua tiếp xúc ở cự ly gần (tức là trong phạm vi khoảng 2m) qua các giọt lớn (≥100 micron) cũng như qua khí dung (<100 micron). Khi một người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus trong dịch tiết đường hô hấp có thể lây nhiễm cho người khác nếu hít phải hoặc tiếp xúc với niêm mạc.

- Virus cúm cũng có thể lây truyền qua đường không khí ở khoảng cách xa hơn (thông qua việc hít phải các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí theo thời gian và khoảng cách).

- Sự lây truyền virus cúm cũng có thể xảy ra nếu một người chạm vào bề mặt bị nhiễm chất tiết đường hô hấp rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ.

Thời gian ủ bệnh : Thời gian ủ bệnh điển hình là từ một đến bốn ngày (trung bình là hai ngày). Khoảng thời gian giữa các lần khởi phát bệnh trong số những người tiếp xúc trong gia đình (được gọi là khoảng thời gian nối tiếp) là từ ba đến bốn ngày.

Phát tán virus : Ở những vật chủ có khả năng miễn dịch, phát tán virus cúm xảy ra vào hoặc ngay trước khi xuất hiện các triệu chứng (0 đến 24 giờ), đạt đỉnh điểm sau 24 đến 48 giờ mắc bệnh, sau đó giảm nhanh, với rất ít hoặc không phát hiện được virus sau 5 đến 10 ngày. Thời gian phát tán dài hơn (nhiều tuần đến nhiều tháng) có thể xảy ra ở người lớn ≥65 tuổi, những người mắc bệnh mãn tính, những người béo phì và bệnh nhân suy giảm miễn dịch

3 . BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

- Sốt đột ngột

- Ho khan

- Đau nhức cơ.

- Đau họng

- Đau đầu

- Buồn nôn

- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

4 . BIẾN CHỨNG

- Bệnh thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần điều trị.

- Tuy nhiên, bệnh cúm có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, bệnh động mạch vành hoặc suy tim.

- Các biến chứng thường gặp:

+ Viêm phổi, tăng phản ứng đường hô hấp

+ Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim

+ Liên quan đến nhiều biến chứng thần kinh; bao gồm co giật, bệnh não, viêm não, tai biến mạch máu não, viêm não tủy lan tỏa cấp tính và hội chứng Guillain-Barré

Nhóm nguy cơ cao gặp biến chứng

- Người lớn ≥65 tuổi

- Người đang mang thai hoặc sau sinh đến 2 tuần

- Người sống ở viện dưỡng lão và cơ sở chăm sóc y tế dài hạn

- Những người mắc các bệnh lý bao gồm:

+ Bệnh hen suyễn

+ Bệnh phổi mãn tính (COPD, xơ nang, dãn phế quản,…)

+ Bệnh tim (ví dụ, bệnh tim bẩm sinh, suy tim sung huyết, bệnh động mạch vành)

+ Các bệnh lý thần kinh như: bại não, động kinh, đột quỵ, chậm phát triển từ trung bình đến nặng, loạn dưỡng cơ và chấn thương tủy sống)

+ Rối loạn máu (ví dụ, bệnh hồng cầu hình liềm)

+ Rối loạn nội tiết (ví dụ, bệnh tiểu đường)

+ Bệnh thận, gan

5 . ĐIỀU TRỊ

- Bệnh cúm thường có thể tự khỏi sau 5-7 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu.

Đối với bệnh nhân không thuộc nhóm nguy cơ cao thì chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng:

- Nếu sốt cao, đau nhức nhiều: Paracetemol 500mg mỗi 4-6 giờ

- Nếu chảy mũ, dùng thuốc kháng histamine: loratadine, fexofenadine, cetirizine

- Uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ Vitamin C

- Sử dụng khẩu trang và vệ sinh tay để làm giảm lây nhiễm trong gia đình và cộng đồng

Đối với các bệnh nhân có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng : cần được đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị bằng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt

- Các loại thuốc kháng virus có thể rút ngắn thời gian của các triệu chứng cúm và giảm thời gian phát tán virus. Ngoài ra thuốc còn có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ biến chứng, tỷ lệ nhập viện và thời gian nằm viện.

- Các chuyên gia khuyến cáo rằng, thuốc kháng virus có hiệu quả tốt nhất nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ đầu tiên khi mắc. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng thuốc ở thời điểm muộn hơn, đặc biệt là đối với các bệnh nhân có nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý mãn tính.

6 . DỰ PHÒNG

- Tiêm vaccine phòng ngừa cúm mỗi năm một lần

- Đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với người mắc cúm, hạn chế tiếp xúc bề mặt

- Vệ sinh tay và đường hô hấp thường xuyên

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn