Viêm mũi họng cảm
Trẻ bị viêm hô hấp trên như mũi, họng, tai do virus; hoặc viêm hô hấp dưới như phế quản, tiểu phế quản gây ho, khò khè. Khi ấy bé khó ngủ, khó bú.
Xử trí: Mẹ lưu ý nhỏ mũi cho bé, bôi dầu vào lòng bàn chân con.
Suyễn
Thời tiết chuyển mùa trẻ dễ bị suyễn. Bé có biểu hiện ban đầu ho kéo dài, dễ ho khi vận động nhiều, sau khi khóc, sau khi cười, ho về đêm. Thở khó, thở khò khè. Trẻ dễ bị suyễn khi bị chàm, viêm mũi dị ứng, di truyền, bệnh hô hấp, tiếp xúc với khói thuốc lá, sinh nhẹ cân...
Xử trí: Mẹ nên ghi nhớ tác nhân gây ra cơn suyễn cho bé để tránh như thức ăn gồm hải sản, thịt bò, các loại hạt; khói thuốc lá, mùi sơn... Khi trẻ có triệu chứng lên cơn suyễn mà không tự cắt cơn được, tím tái, phải ngồi thở thì gia đình cần đưa đến trạm y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám.
Bệnh suyễn phòng ngừa rất quan trọng, có khi phải dùng thuốc và xịt hàng ngày để tránh yếu tố gây lên cơn.
Cách phòng tránh bệnh hô hấp khi chuyển mùa
Cho bé ngủ đủ, bú đủ, đủ nước, ăn đủ lượng đủ chất. Rửa tay, nếu lạnh quá thì rửa bằng nước ấm.
Khi mùa lạnh:
- Giữ ấm vùng cổ, đầu ngực, lòng bàn chân, bàn tay, nhất là khi đi ra ngoài, tránh gió lùa thẳng vào mặt bé.
- Tắm nước ấm. Trong khi tắm và sau tắm 30 phút cần tránh gió lùa, lau khô trước khi mặc quần áo.
- Uống sữa ấm, không ăn thức ăn lạnh.
- Khi trời ấm nên mở phòng thoáng để thông khí.
Mùa nóng: Không tắm nhiều lần, tắm lâu, không chơi đùa ngoài trời quá lâu.
Cao Khẩm
Vnexpress
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY