loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Ung thư phổi không đáng sợ nếu bạn biết điều này

14:39 05/04/2025

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS.CKI Lâm Ngọc Cảnh

Bác sĩ chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh

1. Ý nghĩa quan trọng của việc tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi là quá trình kiểm tra nhằm phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu, trước khi xuất hiện triệu chứng. Việc phát hiện sớm giúp can thiệp và điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị. Tại Việt Nam ung thư phổi là một trong 10 loại ung thư thường gặp trên cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh thường được phát hiện muộn và khó điều trị. Do đó việc tầm soát ung thư phổi để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm rất hữu ích, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong. Trong tầm soát ung thư phổi, những người có nguy cơ cao có thể bị ung thư phổi hoặc có thể có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh thì sẽ được chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp (LDCT).

2. Những lợi ích của việc tầm soát ung thư phổi bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp

- Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) có thể phát hiện ngay cả những nốt rất nhỏ trong phổi. Do đó chụp CLVT phổi liều thấp đặc biệt hiệu quả để chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn sớm nhất và có thể điều trị được.

- Chụp CLVT rất nhanh chóng, do vậy thích hợp đối với những bệnh nhân khó thở.

- Chụp CLVT ngực liều thấp tạo ra hình ảnh có chất lượng ảnh đủ để phát hiện nhiều bất thường bằng cách sử dụng bức xạ ion hóa ít hơn tới 90% so với chụp CLVT ngực thông thường.

- Tầm soát ung thư phổi bằng CLVT phổi liều thấp đã được chứng minh là làm giảm số ca tử vong do ung thư phổi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

- Khi phát hiện ung thư bằng phương pháp sàng lọc, nó thường ở giai đoạn đầu và bệnh nhân có thể phải trải qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và cắt bỏ ít mô phổi hơn.

3. Chụp cắt lớp vi tính có an toàn không

- Chụp CLVT không gây đau và không xâm lấn. Không cần chất cản quang.

- Không còn bức xạ nào trong cơ thể bệnh nhân sau khi chụp CLVT.

- Tia X được sử dụng trong chụp CLVT phổi liều thấp không có tác dụng phụ tức thì và không ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận kim loại nào trong cơ thể bạn như máy tạo nhịp tim hoặc khớp nhân tạo.

- Mức độ nhiễm bức xạ rất thấp, do sử dụng tia X với cường độ tối thiểu qua cơ thể. Do đó, đảm bảo người bệnh không bị nhiễm tia bức xạ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4. Tại sao phải chụp CLVT phổi liều thấp?

Bệnh lý ung bướu ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay. Trong đó ung thư phổi là một trong số những loại ung thư hàng đầu trên thế giới. Đặc biệt, đây là loại bệnh có diễn biến thầm lặng, các triệu chứng của ung thư phổi thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác, nên bệnh thường phát hiện khi đã vào giai đoạn muộn lúc này tiên lượng bệnh sẽ xấu và điều trị trở nên khó khăn hơn.

5. Đối tượng cần tầm soát ung thư phổi:

Để tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh lý ung thư phổi, chụp CLVT phổi liều thấp là kĩ thuật được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Những người nên được tầm soát bằng CLVT phổi liều thấp:

- Những người thường xuyên hút thuốc lá.

- Người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi.

- Người làm việc trong môi trường độc hại.

- Người có tiền sử mắc bệnh lý về phổi.

- Người có nhu cầu kiểm tra sức khỏe nhằm phát hiện sớm ung thư phổi.

Theo cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến cáo các đối tượng nên tầm soát ung thư phổi:

- Tiền sử hút thuốc lá ≥ 20 bao năm.

- Hiện tại đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm trở lại đây.

- Độ tuổi từ 50 - 80.

- Test sàng lọc ung thư phổi duy nhất được khuyến cáo là CLVT ngực liều thấp (LDCT).

6. Phương pháp nào hiệu quả trong tầm soát ung thư phổi?

X quang phổi thường quy là kĩ thuật dùng bóng đèn phát tia X trong phòng chụp có tấm chì che chắn, ghi lại hình ảnh lồng ngực với các cấu trúc cấu trúc bên trong (phổi, tim, đường thở, mạch máu, hạch bạch huyết, thành ngực…). X quang phổi thường quy cho kết quả nhanh chóng, giá thành thấp. Tuy nhiên, kỹ thuật này không đánh giá rõ những chi tiết nhỏ, hình ảnh có thể bị chồng lấp nên có thể bỏ sót tổn thương.

vậy, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hay thường gọi là CT (computed tomography) đã ra đời để giải quyết những thiếu sót trên và ngày càng được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây cũng là kĩ thuật dựa trên nguyên lý tia X và hình ảnh được ghi nhận bằng nhiều dãy đầu dò được mã hoá cho hình ảnh chi tiết, không bị trùng lắp. Tia X được dùng trong X quang, CT là tác nhân bức xạ có khả năng gây ra các ảnh hưởng không mong muốn lên nhiều cơ quan khi tiếp xúc nên việc giảm liều tia và thời gian tiếp xúc đã được nghiên cứu và cho ra đời kĩ thuật CT phổi liều thấp (LDCT: low-dose computed tomography chest) tức sử dụng liều xạ thấp ở mức < 2mSv để đánh giá cho các đối tượng có nguy cơ cao cần thực hiện CT hàng năm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn