loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Tràn khí màng phổi - Hiểm họa bất ngờ trong lồng ngực

13:53 04/04/2025

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS.CKI Quách Quốc Dương

Bác sĩ chuyên khoa Ngoại lồng ngực - Mạch máu

1. Tràn khí màng phổi là gì?

Tràn khí màng phổi tự phát là tình trạng xuất hiện khí đột ngột ở trong khoang màng phổi gây xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi. Phổi xẹp gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tim và các tĩnh mạch xung quanh khiến người bệnh khó thở, đau ngực và các biến chứng nguy hiểm khác.

2. Các loại tràn khí màng phổi

- Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát: Xảy ra ở những bệnh nhân không có bệnh phổi, chủ yếu ở nam giới, cao, trẻ tuổi, gầy ở độ tuổi thiếu niên và phổ biến ở tuổi 20. Nguyên nhân có thể do sự vỡ tự phát của các kén khí hoặc bóng khí ở vị trí dưới màng phổi vùng đỉnh. Tình trạng này có thể do thuốc lá hoặc di truyền. Bệnh xuất hiện lúc nghỉ ngơi, có trường hợp xảy ra lúc gắng sức hoặc kéo dài, khi lặn hoặc bay ở độ cao lớn.

Ảnh 1. Mô phỏng tràn khí màng phổi trái (trên hình vẽ)

- Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát: Thường xảy ra ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nặng khi bị vỡ bóng ký hoặc kén. Nhiễm Pneumocystis jiroveci liên quan đến HIV, bất kỳ bệnh nhu phổi nền nào hoặc xơ nang. Bệnh khá nghiêm trọng vì xảy ra ở những người có bệnh phổi và làm giảm thể tích dự trữ phổi của họ.

- Tràn khí màng phổi liên quan đến kinh nguyệt: Dạng khí tràn màng phổi tự phát xảy ra trong khoảng 48 giờ khi bắt đầu có kinh nguyệt ở nữ giới tiền mãn kinh và sau mãn kinh đang dùng estrogen nhưng hiếm. Nguyên nhân là do lạc nội mạc tử cung trong lồng ngực, do thuyên tắc mạch qua tĩnh mạch vùng chậu, hoặc do sự di chuyển của mô nội mạc tử cung qua phúc mạc qua lỗ khuyết cơ hoành.

- Tràn khí màng phổi do chấn thương: Vị trí chấn thương vùng ngực xuyên thấu, đây giống như một biến chứng.

- Tràn khí màng phổi sau can thiệp: Là sự ảnh hưởng từ các biện pháp can thiệp y khoa như: Chọc dịch màng phổi, sinh thiết xuyên thành, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đôi khi bao gồm cả hồi sức tim phổi, thông khí nhân tạo.

Ảnh 2. Xquang ngực: Tràn khí lượng nhiều màng phổi phải

3. Triệu chứng

- Khó thở đột ngột.

- Ho đột ngột và dữ dội.

- Nhịp tim tăng nhanh, chóng mặt hoặc choáng váng.

- Da có màu xanh hoặc tím báo hiệu tình trạng thiếu oxy.

- Đau ngực – đau nhói, lan lên vai cùng bên và tăng lên khi hít vào.

4. Nguyên nhân

- Nguyên nhân gây khí tràn màng phổi tự phát nguyên phát thường là do vỡ các bóng khí ở bề mặt phổi. Việc các bóng khí nhỏ ở phổi xuất hiện vẫn chưa rõ cơ chế, tuy nhiên các bóng khí này thường xuất hiện ở những người nam giới, cao, trẻ tuổi, gầy ở độ tuổi thiếu niên và phổ biến ở tuổi 20.

- Bệnh lao: Lao phổi, những ổ lao nhuyễn hóa nằm rải rác trên bề mặt phổi có nguy cơ vỡ vào khoang màng phổi gây tình trạng tràn khí màng phổi.

- Bệnh tự nhiễm: Viêm da cơ, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì… là những bệnh tự nhiễm gây tràn khí màng phổi.

- Một số bệnh khác: Viêm tiểu phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, hen suyễn, khí phế thũng, bệnh bụi phổi, dị vật đường thở, vỡ kén khí, xơ phổi kẽ lan tỏa, giãn phế quản, ung thư phổi,…

5. Yếu tố nguy cơ

- Người nam giới, cao, trẻ tuổi, gầy ở độ tuổi thiếu niên và phổ biến ở tuổi 20.

- Nữ giới thường ít nguy cơ mắc bệnh hơn nam giới.

- Người bị bệnh nội mạc tử cung (phụ nữ từ 30 – 40 tuổi).

- Hút thuốc lá nhiều.

- Bị bệnh về phổi như khí phế thũng, lao phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn.

- Một số trường hợp mắc bệnh chỉ là ngẫu nhiên không có các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

6. Chẩn đoán (lâm sàng)

- Một số trường hợp dường như không có triệu chứng.

- Khó thở, đôi khi đau ngực kiểu màng phổi, khó thở khởi phát dần dần hoặc khó thở đột ngột.

- Ho kéo dài.

- Tam chứng Galliard: Giảm rì rào phế nang, giảm rung thanh, hoặc gõ vang.

7. Điều trị

- Chọc hút: Trong trường hợp bệnh nhân tràn khí màng phổi lượng ít, tràn khí màng phổi khu trú.

- Dẫn lưu màng phổi: Trong trường hợp bệnh nhân có tràn khí màng phổi kèm triệu chứng đau lói ngực, khó thở hoặc trong trường hợp tràn khí màng phổi lượng trung bình trở lên.

- Phẫu thuật:

+ Khâu lỗ dò trong trường hợp đã dẫn lưu màng phổi nhưng phổi không nở tốt, dò khí.

+ Cắt kén khí để phòng tái phát.

8. Dự phòng

- Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng, đặc biệt là bài tập giúp người bệnh hồi phục chức năng phổi tốt hơn.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc hạn chế dùng bia, rượu, thuốc lá…

- Xây dựng thói quen, lối sống lành mạnh, nơi ở sạch sẽ, tránh khói bụi, ô nhiễm là các tác nhân gây bệnh về hô hấp.

- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, ưu tiên rau xanh, trái cây tươi và hạn chế thực phẩm chiên rán.

- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm khi có các dấu hiệu tràn khí màng phổi tự phát.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn