loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Trứng cá đỏ - Chế độ chăm sóc và phương pháp điều trị

09:48 27/05/2025

Tư vấn chuyên môn bài viết: BS.CKI Nguyễn Văn Tài

Bác sĩ chuyên khoa: Da liễu

Trứng cá đỏ là tình trạng bệnh lý với các biểu hiện đỏ da, giãn mạch và các sẩn, mụn mủ chủ yếu ở vùng mặt. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tuy nhiên ở tuổi thanh thiếu niên cũng có thể bị bệnh.

1. Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng bệnh rất đa dạng, các thể sau đây thường gặp nhất:

- Thể đỏ da, giãn mạch:

+ Các cơn đỏ bừng mặt thoáng qua, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như ánh sáng mặt trời, thời tiết nóng bức, nhiệt độ cao, căng thẳng tâm lý… và giảm đi khi ngưng tiếp xúc

+ Da mặt đỏ dai dẳng, bị giãn mạch (lộ mạch máu) ở nhiều mức độ, thường kèm theo cảm giác bỏng rát, đau nhức, ngứa, khô da và bong tróc.

- Thể sẩn mủ:

+ Các sẩn đỏ, mụn mủ hoặc sẩn mụn nước phủ vảy mỏng, đối xứng 2 bên, không có nhân mụn

+ Chủ yếu ở mặt, ít gặp ở ngực, cổ, vai, da đầu

- Thể mắt:

+ Mắt khô, rát, chảy nước mắt, đỏ mắt, đỏ mí mắt, mờ mắt, tăng nhạy cảm với ánh sáng, đôi khi phù mi mắt

+ Trường hợp nặng có thể loét giác mạc và làm giảm thị lực

- Thể phì đại: thường gặp ở mũi, khiến mũi to, biến dạng tạo nên hình ảnh mũi sư tử

2. Chế độ chăm sóc da trong bệnh trứng cá đỏ

- Rửa mặt bằng nước ấm và dùng sữa rửa mặt có pH trung tính, không chứa xà phòng, rửa mặt nên nhẹ nhàng, dùng các đầu ngón tay massage mặt.

- Sử dụng kem chống nắng chống được cả UVA và UVB, với SPF ≥15, ưu tiên kem chống nắng vật lý hơn hóa học.

- Sử dụng dưỡng ẩm giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da.

- Tránh sử dụng toner và tẩy tế bào chết dạng hạt.

- Tránh sử dụng các mỹ phẩm chứa cồn, hương liệu.

- Tránh sử dụng các sản phẩm trang điểm quá đậm, quá dày, độ bám dính cao vì quá trình tẩy trang sẽ cần chà xát nhiều gây tổn hại da.

- Tránh các thủ thuật gây bong lột da như peel da, mài da.

3. Phương pháp điều trị

Điều trị bệnh trứng cá đỏ thường cần phối hợp nhiều phương pháp phụ thuộc vào từng thể lâm sàng và mức độ đáp ứng của bệnh nhân:

- Thuốc bôi: brimonidine tartrate, metronidazol, acid azelaic, ivermectin…

- Thuốc uống: chẹn beta, kháng sinh nhóm cyclin, kháng sinh nhóm macrolid, isotretinoin…

- Các công nghệ và kỹ thuật cao:

+ IPL (ánh sáng xung cường độ cao), laser (Nd:YAG 1064nm xung dài, PDL 595nm): giúp cải thiện hồng ban, giãn mạch, sẩn mủ

+ Laser fractional CO2: giúp cải thiện tình trạng mũi sư tử

+ Tiêm mesotherapy tranexamic acid, botulinum toxin: giúp cải thiện hồng ban và sẩn mủ

4. Dự phòng biến chứng:

- Phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ dày da, sẹo hay ảnh hưởng tới mắt (viêm kết mạc, viêm mí mắt).

- Duy trì thói quen chăm sóc da đúng cách, tránh tái phát do kích ứng hoặc điều trị sai cách.

- Việc theo dõi và điều trị với bác sĩ da liễu đóng vai trò quan trọng để kiểm soát tốt bệnh lý và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

PHÒNG KHÁM DA LIỄU – TRUNG TÂM THẨM MỸ DA BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH VŨ MEDIC BẠC LIÊU

Các dịch vụ hiện có tại phòng khám da liễu:

- Khám bệnh, điều trị các bệnh lý da liễu: viêm da cơ địa, kích ứng da, ghẻ, nấm, vảy nến, bạch biến, mụn trứng cá, nám da, mụn cóc, mụn thịt, nốt ruồi…

- Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục…

- Thẩm mỹ da: trẻ hóa da bằng công nghệ cao (laser, HIFU), xóa nhăn bằng tiêm botulinum toxin, chất làm đầy (filler)…

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn