Với trẻ em, mùa hè có lẽ là thời điểm tuyệt vời nhất trong năm khi các em được nghỉ ngơi sau một năm học vất vả. Tuy nhiên, khi nghỉ ở nhà, trẻ có xu hướng ít vận động và ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Đặc điểm nóng ẩm của mùa hè tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… phát triển mạnh. Những điều này khiến cho nguy cơ mắc bệnh của trẻ tăng cao vào mùa hè. Vậy đâu là các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ ? Ba mẹ có thể làm gì để phòng tránh các căn bệnh này? Tham khảo ngay các chia sẻ của Bệnh viện Thanh Vũ Medic Bạc Liêu :
Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp rất dễ bùng phát vào mùa nóng. 80% trường hợp mắc tiêu chảy cấp là trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân có thể là do vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Ngoài ra, nắng nóng khiến cho thức ăn dễ bị ôi thiu hoặc môi trường ô nhiễm cũng làm phát tán mầm bệnh.
Thức ăn nếu không được bảo quản kỹ trong mùa hè sẽ nhanh hư hơn. Ngoài ra, nếu việc chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ, đặc biệt là tại môi trường học đường như nhà trẻ, mẫu giáo, trường mầm non.
Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm mũi xuất tiết, viêm Amidan, viêm VA… cũng thường xảy ra vào mùa hè. Nguyên nhân gây bệnh hầu hết là do nhiễm siêu vi trùng. Các triệu chứng cũng rất đa dạng, có thể là sốt, ho, chảy mũi, rét run. Khi bị bệnh, trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, lừ đừ.
Nguy cơ nhiễm siêu vi khuẩn vào mùa nắng nóng là khá cao. Trẻ sẽ bị sốt, phát ban, nhức đầu, nhức mắt, biếng ăn, buồn nôn… Hầu hết các siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ. Bé có thể khỏi sau 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, phụ huynh cần đặc biệt chú ý một số siêu vi nguy hiểm như siêu vi gây sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng, cúm…
Thủy đậu là một trong các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ. Bệnh do siêu vi Varicella zoster gây ra và rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, sau khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, đau đầu, uể oải… Trên da có thể xuất hiện những hồng ban với đường kính vài milimet và nốt đậu vào 1 – 2 ngày sau.
Vệ sinh cá nhân
Ba mẹ cần tạo cho con thói quen vệ sinh cá nhân từ những việc nhỏ nhất như rửa tay trước khi ăn. Ngoài ra, phụ huynh nên thay quần áo cho bé khi trẻ đổ nhiều mồ hôi, tránh để con nhiễm lạnh hay nấm. Nếu được, nên hạn chế việc trẻ nghịch cát bẩn.
Chế độ ăn
Việc ăn các loại trái cây giàu vitamin C, kali và khoáng chất như dâu tây, đu đủ, xoài, dưa hấu… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Vì thời tiết nóng nực nên ba mẹ cũng cần bổ sung những thực phẩm giải nhiệt tốt gồm rau dền, rau muống, bí xanh…
Vào mùa hè, trẻ dễ mất nước nên việc bổ sung nước và khoáng là rất cần thiết. Bên cạnh nước, ba mẹ cũng có thể chế biến những loại nước uống có giá trị dinh dưỡng như nước cam, chanh, các loại nước ép từ quả tươi để tăng cường vitamin. Các loại nước hoa quả này nên được uống ngay để tránh mất vitamin vì nhiệt độ môi trường cao. Nên hạn chế cho trẻ uống nước lạnh và lấy nước ra khỏi tủ lạnh 10 – 15 phút trước khi uống.
Đừng quên tầm quan trọng của vận động
Thay vì để con ở trong nhà chơi game, ba mẹ nên khuyến khích bé vận động. Điều này giúp cho bé khỏe mạnh hơn và có thể phòng tránh các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ. Vào mùa hè, bé có thể ra ngoài vui chơi vào buổi sáng khi ánh nắng mặt trời chưa quá gay gắt.
Tiêm ngừa đầy đủ
Tiêm vắc-xin cho các loại bệnh lý thường gặp sẽ giúp trẻ được bảo vệ tốt hơn.
>>>Xem thêm: 7 loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A tốt cho cơ thể
Đa số trẻ em đều rất thích mùa hè. Ba mẹ hãy trang bị những kiến thức cần thiết về các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và cách phòng ngừa để giúp bé yêu có thể tận hưởng một mùa hè tuyệt vời nhé!
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY