COVID-19 là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tốc độ lây lan nhanh trên toàn thế giới. Đây là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Để xác định người bị nhiễm virus Corona, các xét nghiệm chẩn đoán là tiêu chuẩn vàng để xác định. vậy các xét nghiệm đó được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này trong nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ dưới đây nhé.
Cho đến nay, chẩn đoán người bị nhiễm virus Corona là dự vào các xét nghiệm tìm chuỗi di truyền đặc trưng của Corona virus trong các mẫu phết vùng mũi – họng.
Việc lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện như thế nào?
Sử dụng 1 que tăm bông chuyên dụng vô trình (Nhỏ hơn 1/3 que tăm bông ngoáy tai) và đưa sâu vào mũi họng ngoáy đều 1 đến 2 vòng hoặc người bệnh há miệng và phết vào vùng họng. Sau đó que tăm bông được cho vào lọ môi trường chuyên biệt và vận chuyển đến phòng xét nghiệm. Nếu bạn ho ra đờm, đội ngũ nhân viên y tế sẽ lấy mẫu đờm để cho ra kết quả chính xác hơn.
Thông thường, các phòng xét nghiệm sẽ mất 4-6 giờ/ test xét ngiệm với phương pháp là phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để tìm chuỗi di truyền đặc hiệu của Coronavirus. Hiện tại ở Việt Nam là khoảng 24h sẽ có kết quả.
Về lý thuyết, các xét nghiệm tìm chuỗi di truyền đặc hiệu của virus Corona bằng phương pháp (PCR) cực kì chính xác nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên đã có báo cáo từ đã có báo cáo từ Trung Quốc về những sai sót như “Âm tính giả” và “Dương tính giả”. Điều này có thể là do việc lấy mẫu xét nghiệm ( phết mũi-họng) thực hiện chính xác, bảo quản mẫu không tốt hoặc do các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm làm việc quá sức có thể gây ra các sai sót.
Bên cạnh đó, trường hợp xét nghiệm quá sớm sau khi bị nhiễm virus Corona thì chưa thể phát hiện được virus trong cơ thể, do đó các bác sĩ sẽ cho thực hiện lại các xét nghiệm 2, 3 nếu nghi ngờ nhiễm.
Theo một số thông tin trên Internet là có xét nghiệm nhanh trong vòng 15-30 phút sẽ có kết quả. Vậy họ đã thực hiện như thế nào? Kết quả đó có chính xác hay không?
Một số nhóm trên thế giới đang phát triển các xét nghiệm di truyền nhanh hơn, thông thường sẽ dựa trên phương pháp được gọi là khuếch đại đẳng nhiệt trung gian vòng (LAMP). Kỹ thuật này sẽ tìm được chuỗi di truyền đặc hiệu của virus Corona nhanh hơn so với PCR và xét nghiệm này chỉ mất khoảng 30 phút để cho ra kết quả. Vì đây là kỹ thuật mới nên cần kiểm chứng và phải mất thời gian để sản xuất hàng loạt. Vì không mất nhiều thời gian, nên kỹ thuật này có thể triển khai, lắp đặt tại các sân bay, nhà ga hay các điểm sàng lọc di động.
Ngoài ra, còn có xét nghiệm nhanh đã áp dụng tại nước Hàn Quốc đó là xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu chống lại virus Corona được cơ thể sản xuất ra khi bị nhiễm bệnh. Xét nghiệm này tìm IgM/IgG trong máu. Các bạn hình dung nếu phương pháp PCR là có thể bắt đúng “con hổ” thì xét nghiệm tìm kháng thể trong máu giống như tìm thấy “ vết chân hổ”.
Tuy nhiên xét nghiệm tìm kháng thể có nhược điểm đó là không phát hiện trực tiếp tình trạng nhiễm virus Corona trong hai tuần đầu hoặc lâu hơn. Tuy nhiên cơ thể chúng ta tiếp tục tạo ra kháng thể ngay cả sau khi chúng ta đã hồi phục sau khi bị nhiễm virus.
Do đó, việc xét nghiệm máu người để tìm kháng thể chống lại Coronavirus sẽ cho thấy có bao nhiêu người trong chúng ta đã bị nhiễm bệnh cho đến nay.
Xét nghiệm kháng thể có thể phân biệt giữa những người đã hồi phục và những người vẫn còn bị nhiễm bệnh?
Cơ thể của chúng ta bắt đầu sản xuất ra kháng thể IgM để chống lại virus corona khoảng 3-10 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng (có thể là 15 ngày sau khi nhiễm bệnh). Và sau khoảng 21 ngày sau khi nhiễm virus corona thì IgM sẽ biến mất.
Còn từ ngày 15-16 sau khi nhiễm virus corona, IgG cơ thể tạo ra, nồng độ IgG sẽ tăng cao trong giai đoạn hồi phục thường sau 28 ngày.
Để cho mọi người dễ hiểu nếu xét nghiệm máu thấy IgM thì người này đang nhiễm trong giai đoạn cấp tính (3-14 ngày). Nếu xét nghiệm thấy IgG thì thường là giai đoạn phục hồi. Nếu vừa xuất hiện cả IgM và IgG thì thường ở giai đoạn giữa ( giai đoạn 14-21 ngày).
Nhìn chung, xét nghiệm tìm kháng nguyên hoặc kháng thể kém chính xác hơn so với xét nghiệm PCR chuỗi di truyền đặc trưng của virus corona.
Các xét nghiệm nhanh ít có đóng góp trong việc chẩn đoán tình trạng có đang nhiễm virus corona hay không, do đó xét nghiệm PCR vẫn là tiêu chuẩn vàng.
>>> Nên làm gì để bảo vệ sức khỏe khi đi khám bệnh trong mùa dịch COVID-19?
Hi vọng với những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm virus corona.
Mọi thông tin chi tiết cần được tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ hotline 1800.96.96.98
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY