>

Đau lưng dưới - Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

10:02 31/08/2020

Đau thắt lưng là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến công việc. Phần lớn các cơn đau lưng dưới là kết quả của một chấn thương, như bong gân cơ hoặc do chuyển động đột ngột hoặc do sai tư thế trong khi nâng vật nặng. Cùng Bệnh viện Thanh Vũ Bạc Liêu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh hiệu quả nhé.

Nguyên nhân của đau thắt lưng dưới

Trong nhiều trường hợp, đau thắt lưng có liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống, đây là một cách gọi để chỉ việc xương cột sống bị lão hóa mất dần cấu trúc và chức năng bình thường theo thời gian, thường xảy ra ở khớp, đĩa đệm và xương cột sống khi già đi. Một số ví dụ về nguyên nhân cơ học gây ra đau thắt lưng dưới như:

  • Bong gân : Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Bong gân dẫn đến căng dây chằng hoặc rách dây chằng, cả hai có thể xảy ra do xoắn hoặc nâng vật không đúng cách, nâng vật quá nặng. Những cử động như vậy có thể kích hoạt cơn co thắt ở cơ lưng, dẫn tới đau.
  • Bệnh thoái hóa đĩa đệm là trường hợp các thành phần của đĩa đệm bị thoái hóa, tạo ra các chuyển động bất thường của các cấu trúc dây chằng, khớp, bề mặt xương của đốt sống... gây ra đau thắt lưng. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất và gần đây được nghiên cứu nhiều nhất trong số các nguyên nhân gây ra bệnh đau thắt lưng. Thoát vị hoặc vỡ đĩa đệm có thể xảy ra khi các đĩa đệm bị chèn ép và phình ra hoặc vỡ, gây đau thắt lưng.
  • Bệnh lý rễ dây thần kinh là một tình trạng gây ra bởi sự chèn ép, viêm và/hoặc tổn thương đối với rễ thần kinh tại cột sống. Áp lực lên rễ thần kinh dẫn đến đau, tê hoặc cảm giác ngứa ran di chuyển hoặc lan tỏa ra các khu vực khác của cơ thể theo đường đi của chính dây thần kinh đó. Bệnh lý rễ dây thần kinh có thể xảy ra khi hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh.
  • Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài và lớn nhất trong cơ thể, chạy dài từ vùng thắt lưng, qua vùng xương chậu, đến mông rồi xuống chân. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây ra các cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh tọa, thường xảy ra ở một bên của cơ thể, ảnh hưởng hoàn toàn hay một phần hông, mông, đùi, bắp chân, bàn chân nên được gọi là đau dây thần kinh tọa.
  • Chấn thương, ví dụ như chơi thể thao, tai nạn xe hơi hoặc ngã có thể làm tổn thương gân, dây chằng hoặc cơ dẫn đến đau thắt lưng. Chấn thương cũng có thể làm cho cột sống bị chèn ép quá mức, do đó có thể làm cho đĩa đệm bị vỡ hoặc thoát vị, gây áp lực lên bất kỳ dây thần kinh nào bắt nguồn từ tủy sống. Khi các dây thần kinh cột sống bị chèn ép và bị kích thích, đau lưng và đau thần kinh tọa có thể xảy ra.
  • Hẹp cột sống là hẹp cột sống gây áp lực lên tủy sống và dây thần kinh có thể gây đau hoặc tê khi đi bộ và theo thời gian dẫn đến yếu chân và mất cảm giác.

Những người có nguy cơ cao bị đau lưng dưới?

Theo nhiều nghiên cứu, đau lưng dưới có xu hướng xảy ra ở những người trong độ tuổi 30 – 50. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những thay đổi của cơ thể do lão hóa, từ đó kéo theo một số vấn đề như:

  • Đĩa đệm bị thoái hóa
  • Vùng lưng dễ bị chấn thương

Đây cũng là lý do vì sao các chuyên gia thường khuyến khích mọi người nên chú trọng việc tăng cường sức khỏe cơ lưng nếu muốn phòng ngừa triệu chứng đau lưng dưới xảy ra.

Một số cách giảm đau lưng dưới tại nhà :

Khi cảm thấy đau ở khu vực lưng dưới, điều đầu tiên bạn cần làm là tạm ngưng mọi hoạt động thể chất thường ngày, bao gồm cả tập thể dục. Sau đó, hãy áp dụng phương pháp chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vị trí đau nhức.

Một số bác sĩ cho rằng bạn nên chườm lạnh trong 48 – 72 giờ đầu tiên, sau đó mới chuyển sang chườm ấm. Ngoài ra, một số người bị đau lưng dưới có thể cảm thấy khó chịu khi nằm ngửa. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên thử:

  • Nằm nghiêng và co chân lại. Bạn cũng có thể chèn thêm một chiếc gối giữa hai chân.
  • Tiếp tục nằm ngửa và kê gối dưới đùi nhằm giảm bớt áp lực tác động lên lưng dưới.

Trong trường hợp cơn đau dai dẳng kéo dài và không thuyên giảm thì người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Tại bệnh viện thì các bác sĩ có thể phát hiện chính xác nguyên nhân và có liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm : Những bệnh thường gặp của dân văn phòng?

Trên đây là các thông tin về bệnh đau lưng dưới và cách giảm đau. Nếu cần được điều trị từ bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Thanh Vũ Bạc Liêu nhé.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn