>

Nóng trong người là hiện tượng gì? Biểu hiện và cách điều trị

10:58 28/08/2020

Nóng trong người là một hiện tượng thường gặp, nhất là trong mùa hè nắng nóng. Hiện tượng này gây ra những tác hại gì? Cách điều trị như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây của B ệnh viện Thanh Vũ Bạc Liêu để hiểu rõ hơn nhé.

Nóng trong người là hiện tượng gì?

Nóng trong người là hiện tượng nóng ở toàn bộ hoặc một phần nào đó trong cơ thể. Khi bị nóng trong người bệnh luôn cảm thấy nhiệt độ cơ thể ở mức cao nhưng hoàn toàn bình thường ở bên ngoài.

Nóng trong người có thể phụ thuộc vào nội tiết bên trong cơ thể như mang thai, có kinh nguyệt hoặc các yếu tố môi trường bên ngoài, chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Một số biểu hiện cảnh báo bạn đã bị nóng trong người

Bệnh viện Thanh Vũ Bạc Liêu đã tổng hợp một số biểu hiện cảnh báo có thể bạn đang bị nóng trong người, cùng tham khảo nhé :

Mẩn ngứa, mụn nhọt

Nóng trong là hiện tượng khi chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc cơ thể, giải độc giảm. Do đó các độc tố bị tích tụ trong gan, xâm nhập qua da và gây nên tình trạng mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa.

Mẩn ngứa mụn nhọt kèm theo một số biểu hiện như vàng da, táo bón. Với tình trạng nhẹ chỉ xảy ra ngứa ngày, nổi mụn từng vùng da. Tuy nhiên nặng hơn có thể nổi thành mụn nước, ngứa dữ dội, có thể gây phù nề và nhiễm trùng da. Tình trạng này gây nóng rát trong lòng bàn tay, nóng trong người ngứa ngáy,...

Nhiệt độ và màu da thay đổi

Nóng trong khiến chức năng gan giảm, sắc tố mật bilirubin (theo wikipedia) trong máu không được chuyển hóa và bài tiết ra khỏi cơ thể. Điều này khiến bilirubin bị tích tụ lại trong cơ thể, máu và làm da chuyển sang màu vàng. Da càng vàng cho thấy bilirubin càng nhiều. Da thường vàng ở các vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưỡi, kết mạc mắt.

Quầng thâm ở mắt, thường xuyên mỏi mắt

Nóng gan có thể gây nên những biểu hiện quầng thâm và mỏi mắt. Nếu có các biểu hiện này, hãy tới bác sĩ gần nhất để chẩn đoán và điều trị.

Hơi thở có mùi hôi, khó chịu

Các độc tố tích tụ trong  gan khiến cơ thể sản sinh ra nhiều ammonia khiến cơ thể có mùi hôi khó chịu. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy tỳ vị giảm, mệt mỏi, chán ăn, vị giác kém.

Bạn có thể kiểm tra triệu chứng này bằng việc đặt tay trước miệng, thở ra và cảm nhận mùi hơi thở của mình. Nếu hơi thở nóng và hôi thì có thể bạn đang bị nóng trong người.

Thay đổi màu phân và nước tiểu

Phân và nước tiểu là những dấu hiệu thay đổi dễ nhận biết nhất khi bạn mắc các vấn đề về gan. Nếu nước tiểu chuyển màu vàng, phân bạc hơn chứng tỏ bạn đang bị nóng trong người. Nguyên nhân này có thể do cơ thể bạn đã tiêu thụ các loại thức ăn, đồ uống gây nóng trong.

Môi đỏ, căng và hơi khô

Môi căng rát, nứt nẻ do cơ thể khô, thiếu nước cũng có thể là biểu hiện của nóng trong người. Nóng trong người nổi mẩn đỏ trên da một phần hoặc toàn cơ thể.

Chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam

Một trong những biểu hiện nguy hiểm người bệnh cần lưu ý là xuất huyết khi nóng trong. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài có thể dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Khó ngủ về đêm

Những nguyên nhân gây khó ngủ trong người có thể do mệt mỏi, suy nghĩ, những tác động của môi trường. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây khó ngủ có thể do nóng trong người. Hãy tới bác sĩ để khám khi thấy các biểu hiện khó ngủ bất  thường.

Kém ăn, dù ăn nhiều vẫn không tăng cân

Khi chức năng gan suy kém, cơ thể sẽ kém hấp thu chất dinh dưỡng, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém. Cơ thể sẽ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, gầy gò, ăn nhiều cũng không tăng cân. Có thể bạn đã bị nóng trong người. Thử một số biện pháp như thay đổi chế độ ăn uống để giải độc, thanh nhiệt cơ thể.

Tổng hợp các nguyên nhân khiến bạn bị nóng trong người?

Điểm danh những nguyên nhân thường gặp nhất khiến cơ thể bạn bị nóng trong người là:

Chế độ ăn uống không hợp lý : Ăn nhiều protein và chất đạm, đồ ăn cay nóng có thể dẫn tới nóng trong. Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích cũng gây nên nóng trong do độc tố không được đào thải.
Thiếu chất xơ: Chất xơ tạo giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giúp thức ăn chuyển hóa qua ruột, đào thải ra ngoài dễ dàng. Thiếu chất xơ gây tích tụ độc tố trong cơ thể, không chỉ gây nóng trong mà còn ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa.
Uống ít nước: Mỗi ngày, cơ thể cần 2-3 lít nước. Việc thiếu nước khiến quá trình bài tiết bị cản trở, chất thải không được bài tiết ra ngoài, ứ trệ trong người gây nóng trong.
Chức năng gan suy yếu: Chức năng gan suy yếu khiến nội tạng không thể đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, khả năng thanh lọc không đủ khiến các độc tố bị tích tu. Đây chính là nguyên nhân gây nóng trong.
Lười vận động: Lười vận động không chỉ khiến sức khỏe giảm sút, béo phì, các bệnh lý như cao huyết áp, xương khớp, mà còn khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, gây nóng trong, mất ngủ,...
Các tác nhân bên ngoài: Sử dụng nhiều hóa chất, thuốc lá, thuốc tây điều trị bệnh. Làm việc trong môi trường ô nhiễm, thời tiết xấu cũng có thể thể khiến cơ thể sinh nhiệt.

Tác hại của nóng trong người là gì?

Nóng trong người có thể dẫn tới suy yếu hệ miễn dịch, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Nguy hiểm là các chứng nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hóa.

Thiếu mà mất nước nhiều khi bị nóng trong có thể dẫn tới tiểu ít, rối loạn điện giải, hyết áp cao gây co giật, hôn mê, đặc biệt có thể nhiễm độc thần kinh có thể gây tử vong. Hơn nữa nóng trong có thể thâm nhập phần huyết, dẫn tới sốt cao, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, rối loạn điện giải.

Hạn chế tình trạng nóng trong người

Nóng trong người xuất hiện chủ yếu do nguyên nhân ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng. Do đó điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt là biện pháp ưu tiên. Kết hợp với đó, người bị nóng trong có thể kết hợp cùng một số thức uống giải nhiệt cơ thể, uống các bài thuốc dân gian loại bỏ nóng trong.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho người nóng trong

  • Người nóng trong nên bổ sung nhiều rau củ quả có tính mát, giàu vitamin để thanh nhiệt, tăng đề kháng cho cơ thể, bổ sung chất xơ, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
  • Uống nhiều nước giúp người nóng trong điều hòa nhiệt độ cơ thể, làm mát, cung cấp nước cho quá trình bài tiết chất thải khỏi cơ thể.
  • Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ khó tiêu, gây nóng trong.
  • Sử dụng các món ăn thanh nhiệt, mát trong mùa hè như canh mướp thịt băm, canh bầu, bí, canh rau ngót,....
  • Uống trà, nước uống thanh nhiệt như trà hoa cúc, trà sen, nước rau má, nước đậu đen,....
  • Đồ ăn cay nóng khiến cơ thể bị nóng trong người
  • Nên hạn chế đồ ăn cay nóng phòng nóng trong

Chế độ sinh hoạt khoa học

  • Người bị nóng trong nên sinh hoạt điều độ, không thức khuya, hạn chế stress, căng thẳng.
  • Vận động thường xuyên để điều hòa hệ tiêu hóa, tránh tích tụ độc tố trong cơ thể.

Như vậy với những thông tin chia sẻ ở trên, chúng tôi hi vọng đã mang đến cho bạn những sự tham khảo hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân yêu của mình tốt hơn. Cập nhật trang web của chúng tôi nhiều hơn để có thể nhận được những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất nhé.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn