loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Thời tiết giao mùa và bệnh lý viêm đường hô hấp cấp ở trẻ

20:49 27/10/2020

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về các bệnh lý viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa...) đã gây ra 10 triệu ca tử vong hàng năm. Theo số liệu thống kê, trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên từ 4 – 6 lần trong một năm, điều này khiến trẻ suy giảm sức khỏe, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Viêm đường hô hấp trên có thể gây ra bởi virus, vi khuẩn, bụi, khí độc, nấm mốc... Bệnh thường khởi phát bởi một loại virus trước đó, sau đó bội nhiễm vi khuẩn gây nên tình trạng viêm họng và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng khả năng xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh như:

Lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ: trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non tháng, trẻ có thể trạng suy dinh dưỡng, còi xương hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch.

Môi trường sống: Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém, trẻ nằm phòng điều hòa với nhiệt độ thấp khiến mũi họng bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em sẽ càng tăng cao hơn khi thời tiết thay đổi.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ lúc giao mùa

Đối với em bé sơ sinh trong tháng đầu tiên, trẻ chưa có đề kháng tốt, mẹ và những người chăm sóc bé nên tránh tiếp xúc với bé nếu bản thân đang bị bệnh hoặc phải rửa tay sạch sẽ khi chăm bé, nên đeo khẩu trang nếu bị cảm ho.

Những trẻ sinh mổ thường dễ bị khò khè do đàm nhớt còn lại ở đường hô hấp, mẹ không nên quá lo lắng và không tự ý cho bé uống kháng sinh sớm, nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được hút đàm và trị liệu theo chỉ định của bác sĩ. Một công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những em bé sử dụng kháng sinh trước 1 tuổi có nguy cơ khởi phát bệnh hen suyễn nhiều hơn so với em bé sử dụng kháng sinh sau 1 tuổi.

Một số trẻ khóc đêm, bỏ bú đơn thuần vì nghẹt mũi, mẹ cần phải thông mũi cho bé bằng cách hút mũi và cho bé nằm đầu cao, vỗ lưng nhè nhẹ giúp trẻ ho và nôn ra đờm giải. Phụ huynh nên lưu ý, ho là một phản xạ tốt để bảo vệ cơ thể trẻ, bảo vệ phổi cho trẻ, do đó không nên quá lo lắng và tự tiện cho bé uống thuốc ức chế ho, nhất là đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Triệu chứng cảnh báo viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

- Triệu chứng, thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của bệnh viêm đường hô hấp trên thường. Trẻ sốt cao thành cơn, thân nhiệt tăng 39 - 40 độ C.
- Sổ mũi và chảy nước mũi, dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không mùi hôi. Một số trẻ chảy nước mũi thường xuyên 1 hoặc cả 2 mũi. Một số trẻ em bị viêm VA mãn do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh.
- Ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.
- Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên, thường là triệu chứng của viêm đường hô hấp. Khó thở rất ít gặp nhưng khi đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè... Sau đợt cấp, nếu không chữa trị tốt dễ chuyển sang viêm mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi.


- Nhức đầu (thường gặp trong viêm xoang.
- Trẻ bị kèm viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt.
- Hơi thở hôi.
- Đau cơ, mệt mỏi.
- Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
- Trẻ ho
- Trẻ xuất hiện triệu chứng ho thành cơn

Điều trị và chăm sóc trẻ em bị viêm đường hô hấp trên

Để điều trị các bệnh lý viêm đường hô hấp trên ở trẻ, trước hết cần tìm nguyên nhân. Bệnh phần lớn là do virus nên không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng. Đồng thời:

- Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.
- Cần xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể tự điều chỉnh chứ không nên dùng kháng sinh. Cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ, tăng cường rau xanh và nước hoa quả.
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nặng như: sốt cao, ho không dứt, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng hoặc có các dấu hiệu biến chứng ở tai, phổi, tiêu hóa, mắt...
- Luôn trang bị khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra đường. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người. Hạn chế cho trẻ ra ngoài vào những ngày giao mùa, tạo thói quen uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng không bị khô.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ăn ngủ của bé, giữ ấm cho bé.
- Chích ngừa đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
- Nước muối sinh lý
- Sử dụng nước muối sinh lý làm thông mũi cho bé

Bệnh viên Đa khao Thanh Vũ Medic Bạc Liêu với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ. Hãy gọi ngay hotline: 0291.390.8888​ hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn