Thời tiết nước ta vốn dĩ đã khắc nghiệt, đặc biệt vào thời điểm chuyển mùa cũng là lúc các dịch bệnh bùng phát. Điều này gây trở ngại lớn đối với rất nhiều người và đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu nhiệt độ trong ngày thay đổi ở mức cao sẽ kéo theo các trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh và nhập viện ngày càng tăng. Và khi trẻ sốt về chiều hoặc về đêm, các bậc cha mẹ cần cảnh giác với hiện tượng sốt virus. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tìm hiểu kĩ hơn về sốt virus ở trẻ em trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Trẻ bị sốt về chiều và đêm là một trong các dấu hiệu đặc trưng của sốt virus, trẻ sốt cao liên tục trong vòng 2-3 ngày, hay một số trẻ chỉ sốt về đêm hoặc chiều kèm theo các triệu chứng về hô hấp như sổ mũi nhiều, kích thích vùng hầu họng, gây đỏ, khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ.
+ Sốt cao: Đây là dấu hiệu thường gặp nhât khi trẻ bị sốt virus, thân nhiệt sẽ tăng từ 38-39 độ C thậm chí là 41 độ C.
+ Đau mình mẩy: Trẻ sẽ bị đau khắp mình, quấy khóc, khó chịu khi chạm vào.
+ Đau đầu: Một số trường hợp trẻ bị sốt virus sẽ đau đầu.
+ Hội chứng viêm long đường hô hấp: Trẻ bị ho, chảy nước mũi, hay hắt hơi, họng đỏ rát.
+ Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng là đại tiện đi phân lỏng nhưng không có máu và chất nhầy.
+ Viêm hạch: Sưng to, đau, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy bằng tay
+ Phát ban da: Xuất hiện từ 2-3 ngày sau khi khởi phát sốt.
+ Viêm kết mạc mắt: Sốt virus dẫn đến viêm đỏ kết mạc mắt, có dử mắt, chảy nhiều nước mắt.
+ Nôn ói: Bệnh nhi nôn mửa nhiều lần sau các bữa ăn
Đối với sốt virus, kháng sinh sẽ không hiệu quả trong lần đầu điều trị, do đó những bệnh nhi đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể bé đã mệt mỏi do chống chịu với bệnh, sức đề kháng suy giảm do tác động của virus, nay lại phải uống thêm kháng sinh sẽ làm khả năng phòng vệ yếu hơn.
Do vậy khi trẻ bị sốt về chiều và đêm, cha mẹ không nên tùy tiện cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, thay vào đó cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị hiệu quả.
Khi trẻ bị sốt virus, và việc dùng thuốc hạ sốt 2-3 tiếng mà đã tái sốt trở lại thì không nên cho trẻ dùng tiếp hạ sốt, thay vào đó nên chườm khăn ấm vào các vùng cơ thể như bẹn, nách, trán….Nếu trẻ sốt kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì nên sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày để giúp mũi thông thoáng.
Đối với trẻ bị sốt virus, cha mẹ nên đưa trẻ nhập viện khi có các triệu chứng sau đây:
+ Sốt cao trên 38,5 độ C nhất là sốt trên 39 độ C, dùng thuộc hạ sốt nhưng không mang lại hiệu quả.
+ Trẻ có dấu hiệu lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện cơ co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, trẻ buồn nôn, nôn khan nhiều lần, tình trạng sốt kéo dài liên tục trên 5 ngày.
>>> Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ lây lan của virus gây bệnh truyền nhiễm?
Để phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm chuyển mùa, phụ huynh cần chủ động bảo vệ và nâng cao sức đề kháng cho trẻ, đảm bảo trẻ uống đủ nước hàng ngày, mặc quần áo thích hợp theo thời tiết và đặc biệt khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu như trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Liên hệ hotline 1800.96.96.98 để được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận tình nhất nhé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY