Dị ứng thời tiết thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa, khi mà nhiệt đổi thay đổi đột ngột khiến cho cơ thể chúng ta không kịp thích ứng. Dị ứng thời tiết xảy ra ở mọi độ tuổi, không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính. Trong đó, do có sức đề kháng yếu cũng như làn da nhạy cảm, trẻ em là đối tượng dễ mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân của dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ ? Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Sự thay đổi bất chợt của thời tiết trong các mùa có thể ảnh hưởng đến mức độ dị ứng của trẻ nhỏ. Hắt hơi, sổ mũi và thở khò khè,... là những triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng thời tiết . Tác nhân gây ra dị ứng thời tiết phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi trẻ. Dưới đây là một vài yếu tố có thể gây dị ứng thời tiết:
- Những ngày khô, gió. Gió thổi phấn hoa vào không khí, gây sốt cỏ khô. Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hãy đóng cửa sổ và ở trong nhà vào những ngày gió.
- Những ngày mưa hoặc ẩm ướt: độ ẩm làm cho nấm mốc phát triển, cả trong nhà và ngoài trời. Mạt bụi cũng phát triển mạnh trong không khí ẩm ướt.
- Không khí lạnh: không khí lạnh là một vấn đề lớn của những người bị hen suyễn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cụ thể, khi vận động ngoài trời, rất dễ bị ho.
- Ô nhiễm không khí tồi tệ nhất vào những ngày hè nóng bức. Ozone và khói bụi có thể là một tác nhân nghiêm trọng đối với những người bị hen suyễn dị ứng, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Với những yếu tố gây ra bệnh dị ứng thời tiết trên, có thể chia làm 2 loại: dị ứng thời tiết nóng và dị ứng thời tiết lạnh.
Dị ứng thời tiết nóng
Dị ứng thời tiết nóng xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ phản ứng thái quá với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Dị ứng với thời tiết nóng ở trẻ em gây ra mề đay, sẩn ngứa,tiêu chảy, biếng ăn,...
Dị ứng thời tiết lạnh
Dị ứng thời tiết lạnh xảy ra khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh. Ngoài các triệu chứng tổn thương da, có thể phân biệt với dị ứng thời tiết lạnh với dị ứng thời tiết nóng ở trẻ em qua các triệu chứng về đường hô hấp như nhẹ đi kèm như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng và viêm kết mạc.
Ở trẻ em, tổn thương da, bệnh về hệ hô hấp và hệ tiêu hóa là những triệu chứng thường gặp ở dị ứng thời tiết. Các triệu chứng của bệnh có xu hướng khởi phát đột ngột và phát triển nhanh chóng. Những triệu chứng của bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em :
- Da châm chích, hơi đỏ, sau đó xuất hiện các sẩn ngứa nhỏ, mọc tập trung hoặc lan tỏa.
- Tổn thương da có thể khiến vùng da xung quanh bị đỏ, viêm nhẹ và nóng rát.
- Các mẩn đỏ trên da thường gây ngứa âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa có thể tăng lên khi có ma sát, gãi, cào,…
- Tổn thương da thường khởi phát ở mặt, cổ, ngực, tay, chân và có thể lan tỏa ra trên phạm vi rộng hoặc thậm chí lây lan toàn thân.
- Trẻ có thể bị sốt nhẹ do phản ứng quá mức của các mao mạch trên da.
- Đi kèm với một số triệu chứng như nghẹt mũi, ho, đau họng, chảy nước mũi, ngứa mũi,…
- Một số trẻ còn có thể bị tiêu chảy, mệt mỏi, bỏ ăn, quấy khóc,…
- Bên cạnh đó, những trẻ có các bệnh lý nền, có địa yếu, dị ứng thời tiết có thể làm có triệu chứng của viêm mũi dị ứng ,viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng và cơn hen cấp.
Hệ miễn dịch yếu và cơ địa sức khỏe kém là 2 nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết ở trẻ . Chính vì vậy, so với người lớn trẻ thường nhạy cảm hơn trước những thay đổi về nhiệt độ, không khí, gió, ánh nắng và độ ẩm.
Cơ thể trẻ không kịp thích nghi với sự thay đổi đột ngột này, dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên IgE để đối kháng với yếu tố kích thích. Tuy nhiên, nồng độ IgE trong huyết thanh tăng lên có thể thúc đẩy tế bào mast giải phóng histamin, từ đó làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng.
Thời điểm giao mùa là lúc bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ dễ bùng phát nhất. Vì vậy ba mẹ nên lên chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường nghỉ ngơi phù hợp để phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ em!
Về ăn uống:
- Cha mẹ nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm tươi mát. Điển hình như các loại rau củ quả, trái cây tươi, các loại cá, rau lá xanh…
- Giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn không cần cho trẻ ăn kiêng cũng như không cần hạn chế đồ ăn của trẻ nếu trẻ không có tiền sử bị dị ứng sau khi ăn các loại thực phẩm.
- Tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung lượng vitamin cần thiết có trong trái cây vào cơ thể. Cụ thể như nước cam, dâu tây, bưởi, dưa hấu, dứa…
Về sinh hoạt:
- Hạn chế cho trẻ sinh hoạt ngoài trời khi thời tiết chuyển mùa.
- Nên trang bị cho trẻ khăn cổ, đầy đủ áo ấm, mũ, găng tay, tất… khi ra ngoài.
- Bên cạnh đó bạn cần hạn chế cho trẻ sử dụng đồ vải như các con thú nhồi bông, rèm, thảm… có khả năng bám nhiều bụi bẩn
- Cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc, sinh hoạt ở những nơi có nhiều bụi như kho chứa đồ và nhớ mở cửa thông thoáng.
- Cho trẻ tắm nước mát, vệ sinh mũi và súc miệng thường xuyên để loại bỏ dị nguyên, làm dịu da và niêm mạc hô hấp.
Về nghỉ ngơi:
- Vệ sinh môi trường nghỉ ngơi sạch sẽ, thường xuyên dọn sạch nhà cửa, phòng ngủ và những nơi ẩm mốc.
- Trong trường hợp các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị dị ứng thời tiết xuất hiện ngày càng nhiều khi trẻ ở trong nhà, cha mẹ cần thường xuyên giúp trẻ thay chăn ga.
- Trong trường hợp thời tiết lạnh , nên giữ ấm cho trẻ đồng thời tránh để trẻ di chuyển và vui chơi ngoài trời.
- Với trường hợp thời tiết nóng, mẹ nên cho bé tắm 2 lần/ ngày để hạ thân nhiệt, giảm mồ hôi. Bên cạnh đó nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thông thoáng để giảm ma sát và kích ứng lên da.
Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng dị ứng thời tiết gây ngứa nhiều khiến trẻ khó chịu, bứt rứt và thường xuyên quấy khóc. Không những thế, ở trẻ có các bệnh lý nền, thể trạng yếu, dị ứng thời tiết có thể phát triển nhanh và có nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, hạn chế đi ra ngoài là cách để bảo vệ và ngăn chặn lây nhiễm chéo cho trẻ. Hy vọng, với những chia sẻ trên đây ba mẹ đã có nhiều thông tin hơn về bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ .
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY