loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Cách bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp

11:47 04/03/2021

Viêm khớp là một thuật ngữ để chỉ các bệnh lý viêm thường gặp ở khớp. Thoái hóa xương khớp cũng là một trong những bệnh phổ biến của viêm khớp. Vậy để hạn chế viêm khớp, nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý? Cùng tham khảo những thông tin được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ đưới đây nhé.

Sụn khớp là gì?

Cách bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp

Sụn là một vật liệu cứng có tính đàn hồi như cao su được bọc ở các khớp xương khi chúng hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Đồng thời đây cũng là bộ làm giảm ma sát và chấn động cho xương nếu bạn hoạt động mạnh. Khi chất lượng sụn tốt, bạn sẽ ít gặp tai nạn nguy hiểm như gãy xương, viêm khớp và ngược lại, chất lượng sụn không đảm bảo thì dễ gặp nhiều vấn đề viêm khớp.

Trong sụn, nước chiếm 70% nên có thể thay đổi hình dạn linh hoạt để bảo vệ cho khớp. Khi vận động, lực dồn về đầu gối sẽ bao bọc lấy khớp để hạn chế tối đa đau nhức. Nếu như cơ thể ngừng tác động lực lên xương khớp, nhờ sự tái hấp thụ của nước mà sụn sẽ về lại hình dạng ban đầu.

Do sụn có cấu tạo chủ yếu là nước không có dây thần kinh nên không tạo cảm giác đau khi hình dạng thay đổi.

Thoái hóa xương khớp khiến cho sụn khớp cứng và mất đi tính đàn hồi vốn có. Từ đó các dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến khớp ngày càng gia tăng. Đồng thời trong thời gian dài hoạt động nếu không được bổ sung, sụn khớp sẽ bị bào mòn và giảm mất những chức năng vốn có. Sụn mòn đi không kịp khắc phục sẽ khiến gân và dây chằng bị kéo dãn làm căng thẳng cơ gây nên đau đớn. Tồi tệ hơn nữa là 2 khớp xương sẽ va chạm nhau mỗi khi cử động.

Ngoài nước thì sụn còn được cấu tạo từ 3 thành phần khác gồm collagen, proteoglycan, chondrocyte.

+ Collagen

Protein collagen là nguồn dưỡng chất cung cấp sức mạnh và tạo bộ khung để chứa các thành phần còn lại của sụn. Ngoài sụn thì Collagen còn được phát hiện trong gân và da.

+ Proteoglycan

Proteoglycan được cấu tạo chủ yếu từ protein và đường. Chất này dệt xung quanh thông qua lớp collagen bảo vệ. Từ đó cho phép sụn dễ dàng thay đổi hình dạng linh hoạt khi chịu sức ép lớn. Đồng thời đây cũng là thành phần hỗ trợ giữ nước tái sinh cho sụn khi kết thúc vận động và hồi phục cho hoạt động mới tiếp theo

+ Chondrocyte

Đây là tế bào giúp sản sinh ra collagen và proteoglycan mới hỗ trợ cho sụn phục hồi sau mỗi lần bào mòn. Đồng thời chất này cũng phóng thích enzyme đào thải những tế bào bị lão hóa trong sụn.

Viêm xương khớp điều trị như thế nào?

Cách bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp

Việc điều trị thoái hóa khớp nhằm mục đích giảm đau, cứng khớp, đồng thời cải thiện khả năng vận động ổn định cho khớp.

Thoái hóa khớp thường được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc tập luyện thể thao. Ở một số trường hợp có thể chườm nóng lạnh và vị trí đau hay sử dụng dụng cụ y tế nâng đỡ để tạm thời đình chỉ hoạt động. Khi các giải pháp này đều không mang lại hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định mổ để xử lý.

Thông thường khi tiến hành điều trị viêm xương khớp, người ta thường chỉ định dựa theo tuổi tác, cường độ hoạt động, sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh lý và tình trạng thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên nhiều trường hợp đã cho thấy các phương pháp truyền thống không gây tác động lớn cho bệnh.

Nguyên nhân được các chuyên gia nhận định là do quá trình sụn phân hủy ảnh hưởng đến thoái hóa khớp. Do vậy, các bác sĩ đã nghiên cứu để tìm ra giải pháp chống sự phân hủy đó diễn ra

Bổ sung dinh dưỡng cho người bị viêm khớp

Cách bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp

Chế độ dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng trong điều trị viêm khớp, do đó, người bị bệnh này cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như sau:

+ Các loại cá nước lạnh: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích là những thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3 – một loại chất kháng viêm hiệu quả, người bệnh nên ăn ít nhất 3 bữa cá 1 tuần.

+ Nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều chonroitin và glucosamin, là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn. Ngoài ra, những món ăn này còn bổ sung cho cơ thể lượng canxi dồi dào, tốt cho hệ xương khớp.

+ Các loại thịt heo, thịt gia cầm được nuôi hữu cơ: Luân phiên trong khẩu phần ăn để chế độ dinh dưỡng thêm đa dạng

+ Thực vật: Các loại ngũ cốc, đậu nành, rau xanh vào bữa ăn hằng ngày là những loại thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa rất tốt.

+ Trái cây: Đu đủ, dứa, chanh, cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C giúp kháng viêm hiệu quả cũng như tăng cường độ dẻo dai cho các khớp.

+ Các chất béo lành mạnh như bơ thực vật, dầu dừa, dầu ôliu nguyên chất, các loại hạt. Các chất có trong bơ và đậu nành có khả năng kích thích tế bào sụn sinh sưởng collagen – một thành phần protein chính trong sụn, gân, xương.

Người bị viêm khớp không nên ăn gì?

Cách bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh khớp thì việc HẠN CHẾ hoặc KHÔNG ăn các thực phẩm dưới đây sẽ giúp cải thiện bệnh viêm khớp:

+ Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê...) khi vào cơ thể tiêu hóa sẽ sản xuất ra axit. Những axit này cần một lượng lớn canxi để trung hòa. Nếu không cung cấp đầy đủ canxi, cơ thể sẽ rút canxi từ hệ xương. Như vậy đối với người bệnh, quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

+ Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo công nghiệp: Đồ chiên rán, nướng, khoai tây...là các loại thực phẩm làm gia tăng tình trạng viêm khớp, đặc biệt là gây tăng cân (trọng lượng cơ thể càng tăng càng gây áp lực cho sụn khớp, bề mặt sụn khớp bị hư tổn nhanh hơn).

+ Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate (bánh quy, bánh ngọt, chè...) làm cản trở việc hấp thu canxi, gây tổn thương các protein trong cơ thể, gây viêm khiến hệ cơ xương khớp yếu đi.

+ Ăn mặn sẽ khiến xương giòn và dễ gãy, đồng thời làm tăng tình trạng viêm, dẫn đến đau đớn hơn.

+ Rượu, bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga gây hại cho những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp gối hoặc bệnh gout. Nếu tiêu thụ chúng trong một thời gian dài càng khiến triệu chứng đau thêm trầm trọng, việc điều trị cũng trở nên phức tạp.

Các lưu ý giúp kiểm soát triệu chứng thoái hóa khớp gối

+ Giảm cân nếu bạn thừa cân: Khi tăng cân, áp lực đè lên khớp gối càng lớn càng khiến bộ phận này trở nên thoái hóa. Ngoài ra, cơ thể của những người béo phì chứa một lượng mỡ khá lớn, có các chất gây viêm xương khớp, làm tăng quá trình thoái hóa sụn khớp.

+ Ăn cơm ở nhà thay vì ở ngoài: Không phải thức ăn mua bên ngoài nào cũng an toàn vệ sinh. Đặc biệt với những món được chế biến sẵn chứa nhiều muối, nhiều chất béo không tốt cho cân nặng và xương khớp. Việc khuyến khích nấu và ăn cơm ở nhà giúp chúng ta chủ động hơn trong việc nêm nếm, lựa chọn thực phẩm tốt cho sụn khớp, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, hữu ích cho sức khỏe.

+ Dùng thực phẩm chức năng bổ sung: Glucosamine (giúp kích thích tế bào sụn, hỗ trợ ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp, tăng sản sinh chất nhầy ở dịch khớp), Chondroitin (ức chế enzyme gây thoái hóa sụn), MSM (hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, kết hợp cùng Glucosamine tạo nên collagen, giúp duy trì tính đàn hồi của khớp).

>>> Điều trị thoái hóa khớp gối tại Bạc Liêu

>>> Bạn có biết Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Trên đây là những thông tin Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic chia sẻ đến bạn về cách bổ sung dinh dưỡng cho người bị viêm khớp. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích được bạn áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp.


Liên hệ hotline 1800.96.96.98 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nếu quý khách hàng có nhu cầu nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn