>

Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

16:54 10/03/2021

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở tử cung, thường gặp ở phụ nữ. Bệnh nếu được phát hiện sớm có thể sẽ được chữa khỏi. Tuy nhiên bệnh không biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh thường không biết mình mắc bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu nhé.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung có những biểu hiện nhận biết nào?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh không dễ phát hiện. Nó thường âm ỉ trong một thời gian dài, có thể khoảng vài năm. Trong thời gian này, các tế bào ở cổ tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường do sự thay đổi của môi trường âm đào hoặc do bị nhiễm virus HPV. Sự biến dạng của những tế bào này xảy ra trước khi ung thư xuất hiện được gọi là loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CIN).

Một số dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung gồm:

- Chảy máu bất thường ở âm đạo

- Đau vùng chậu

- Tiểu tiện bất thường

- Sưng chân

Nếu ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, các khối u có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó, ví dụ khối u nằm đè lên bàng quang hoặc làm tắc tĩnh mạch.

Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung

Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

Đa số các trường hợp ung thư cổ tử cung hiện nay là do nhiễm trùng papillomavirus còn được gọi là nhiễm virus HPV.

Trên thực tế, virus HPV có nhiều loại, một số loại có nguy cơ cao ngoài gây ra bệnh ung thư cổ tử cung còn có thể gây ra ung thư âm hộ, dương vật, ung thư đầu và cổ, ung thư hậu môn…

Những ai có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?

Vi-rút HPV là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư cổ tử cung. Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi-rút HPV:

- Nhiều bạn tình

- Bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người khác.

- Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi)

- Cá nhân có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung

- Gia đình có tiền sử bị ung thư cổ tử cung

- Hút thuốc

- Bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như chlamydia

- Mắc các vấn đề về hệ thống miễn dịch

- Con sinh ra có nguy cơ bị nhiễm HPV nếu người mẹ đã sử dụng thuốc diethylstilbestrol (DES- thuốc nội tiết tố dùng để ngăn ngừa sảy thai) trong khi mang thai.

- Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

- Các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để phát hiện ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó có thể ngăn chặn các tế bào phát triển thành ung thư.

Bên cạnh đó, nên kết hợp xét nghiệm HPV cùng lúc với xét nghiệm Pap để sàng lọc ung thư cổ tử cung, giúp bác sĩ theo dõi trường hợp những người có kết quả xét nghiệm bất thường.

Hoặc một số trường hợp có thể thực hiện xét nghiệm chuyên sây hơn để chẩn đoán chính xác như sinh thiết.

Dựa vào các kết quả trên, bác sĩ sẽ phát hiện ra trường hợp nào bị mắc ung thư cổ tử cung. Từ đó đánh giá kích thước và mức độ lan rộng của bệnh. Quá trình này bao gồm các xét nghiệm sau:

- Khám phụ khoa

- Nội soi bàng quang

- Nội soi đại tràng

Hầu hết các loại ung thư đều có giai đoạn từ I đến IV. Con số càng thấp, ung thư càng lan rộng. Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (CIS).

Trong giai đoạn 0, các tế bào ung thư chỉ hiện diện ở lớp trên cùng của cổ tử cung. Chúng không đi sâu vào các lớp của mô cổ tử cung hoặc các cơ quan khác. Các giai đoạn còn lại được gọi là ung thư xâm lấn. Trong các giai đoạn này, ung thư đã xâm lấn vào các lớp sâu hơn của cổ tử cung.

Để điều trị ung thư cổ tử cung có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật (cắt tử cung), xạ trị, hóa trị liệu (sử dụng thuốc diệt ung thư). Tùy thuộc vào giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp đối với người bệnh. Sau khi điều trị, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên trong vài năm đầu để đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư đã được loại bỏ.

Làm gì để ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung?

Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

Để giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ hiện nay, cách duy nhất chính là tiêm vắc-xin HPV phòng ngừa. Đây là loại vắc-xin được đánh giá là an toàn và có thể chống lại các tác nhân gây ra ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục. Các bác sĩ khuyến cáo, độ tuổi an toàn để tiêm vắcxin đạt hiệu quả cao nhất là từ 9 đến 26 tuổi.

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, ung thư cổ tử cung có khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Trong đó, sàng lọc ung thư cổ tử cung chính là “Chìa khóa” để phát hiện sớm và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả triệt để cho người bệnh.

>>> Xem thêm: Top 6 bệnh lý thường gặp ở tử cung

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu là một trong những cơ sở uy tín hàng đầu hiện nay khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Để phòng ngừa và phát hiện, điều trị sớm, chị em phụ nữ hãy chủ động đi khám và trang bị cho mình những kiến thức phòng bệnh để có một cuộc sống khỏe mạnh nhé.

Liên hệ hotline 1800.96.96.98 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh nhất nhé.




Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn