loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh mãn tính

11:12 20/01/2020

Ngày Tết thường có rất nhiều món ăn chứa chất đường, đạm, béo, bia rượu. Đây là nỗi ngao ngán của rất nhiều người, nhất là đối với những bệnh nhân bị bệnh mạn tính. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị bệnh mạn tính về gan, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, gút (gout), cần chú ý những thực phẩm cũng như chế độ ăn uống ngày Tết để tránh mắc bệnh. Tham khảo ngay nội dung Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ dưới đây:

Người bị bệnh gan

Chế độ ăn uống ngày Tết rất quan trọng. Nếu mải vui mà ăn uống quá độ, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất mỡ hoặc đường, uống rượu, hút thuốc lá... sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn. Từ đó, các bệnh về gan bộc phát mạnh hơn. Đối với những người đã và đang bị phù hoặc cổ trướng vẫn phải tiếp tục ăn nhạt. Bánh kẹo ngọt cũng là loại thực phẩm mà những người bị tăng đường huyết hoặc gan nhiễm mỡ cần hạn chế.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh mãn tính

Ngay cả những người bị viêm gan virus tiềm ẩn cũng cần hạn chế ăn nhiều chất béo và uống rượu bia. Những người bị viêm gan mạn tính đang ổn định, các chứng tiêu chảy và ngộ độc thức ăn có thể gây ra một đợt tiến triển, có khi rất nặng. Những rối loạn về tiêu hóa cũng có thể làm cho bệnh xơ gan trở nên nặng hơn, do đó cần phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người mắc bệnh tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường ngoài việc ăn kiêng còn cần ăn uống đúng giờ, ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh việc đường huyết tăng cao sau khi ăn, hay đường huyết tụt quá thấp do khoảng cách giữa các bữa ăn kéo dài.

Cần tránh xa các thực phẩm giàu chất đường hấp thu nhanh như mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè; các thực phẩm giàu chất béo như giò thủ, thịt đông, thịt kho tàu... để tránh rối loạn chuyển hóa lipid. Nên hạn chế rượu vì rượu có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết. Các thực phẩm sau cũng cần hạn chế: cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai (khoai lang, khoai mì...), bánh quy, trái cây ngọt.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh mãn tính
Người bị bệnh tiểu đường ngoài việc ăn kiêng còn cần ăn uống đúng giờ, ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh việc đường huyết tăng cao sau khi ăn, hay đường huyết tụt quá thấp do khoảng cách giữa các bữa ăn kéo dài.

Thay vào đó, người bệnh tiểu đường có thể ăn những món ăn vừa ngon vừa an toàn đối với mình như giò nạc, giò bò, cá chép om riềng, cá lóc kho tộ... Về đồ ngọt cần tìm các sản phẩm có vị ngọt nhưng không làm đường huyết tăng cao như bánh mặn, đồ kho nấu bằng đường dành cho người ăn kiêng, các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng. Nên ăn nhiều trái cây, rau, đậu, ngũ cốc.

Người bệnh tăng huyết áp

Khuyến cáo chung cho bệnh nhân tăng huyếp áp chính là ăn giảm muối, ăn giảm béo, bớt rượu, tăng cường vận động thân thể...

Những món ăn ngày Tết rất giàu chất béo "xấu" gây xơ vữa động mạch, gây tăng huyết áp. Đó là thức ăn từ động vật như thịt đông, giò thủ, các món xào...; thức ăn chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ bò, mỡ cừu, dầu dừa và dầu cọ, sữa nguyên kem, bơ, lòng trắng trứng. Tuy nhiên, người bị tăng huyết áp cũng nên hạn chế ăn các loại trái cây quá ngọt như na, mít, vải.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh mãn tính

Nên ăn những thức ăn chứa ít acid bão hòa như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu ôliu, lòng đỏ trứng, sữa gầy, sữa chua, thịt gà, cá... Nên ăn nhiều rau và quả tươi vì đây là những thức ăn rất cần thiết cho người bị tăng huyết áp cũng như bị các bệnh tim mạch khác, chúng chứa nhiều kali và hầu như không có natri, rất có lợi cho người tăng huyết áp. Rau quả tươi chứa nhiều vitamin thiên nhiên, nhiều chất xơ, cần thiết cho hoạt động tiêu hóa và còn góp phần tống cholesterol ra ngoài cơ thể.

Người bệnh gút

Bên cạnh các món ăn truyền thống trong dịp Tết như nem, chả, các loại thịt, bánh nếp, bánh ngọt, mứt, bạn nên chuẩn bị các loại rau xanh, trái cây, nhất là đối với những ai bị bệnh gút thì nên để sẵn quả sơ ri trong tủ lạnh.

Bên cạnh các món ăn truyền thống trong dịp Tết như nem, chả, các loại thịt, bánh nếp, bánh ngọt, mứt, bạn nên chuẩn bị các loại rau xanh, trái cây, nhất là đối với những ai bị bệnh gút thì nên để sẵn quả sơ ri trong tủ lạnh.

Cần hạn chế các loại thức ăn, đồ uống có chứa nhiều purin như hải sản, nội tạng động vật, cua, ốc, các trích, đậu hà lan… vì có nguy cơ làm tăng các đợt tái phát của bệnh gút. Trong dịp Tết, việc sử dụng bia, rượu, thức uống có cồn, nước ngọt là điều khó tránh khỏi. Điều này cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh gút đồng thời đối với những ai bị bệnh gút thì phải đối mặt với các cơn đau nhức, mệt mỏi.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình tốt hơn đặc biệt trong việc giữ gìn sức khỏe ngày Tết. Mọi tư vấn quý bạn đọc có thể liên hệ hotline: 0291.390.8888 để nhận được phản hồi nhanh nhất nhé

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn