Hạ canxi máu là bệnh lý thường gặp ở những người có chế độ ăn thiếu canxi, cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi do thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, mắc hội chứng giảm hấp thụ mạn tính hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu dạng Furosemid… hoặc mắc các rối loạn nội tiết suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp... Vậy khi bị hạ canxi máu nên làm gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu để hiểu và xử lý kịp thời khi gặp trường hợp hạ canxi máu nhé.
Đối với người trưởng thành, mức canxi bình thường dao động từ 8,8 đến 10,4 mg/dL. Do vậy nếu mức canxi dưới 8,8 mg/dL, bạn có có nguy cơ thiếu canxi.
Trường hợp nghi ngờ bị thiếu canxi, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra mức canxi trong máu. Bác sĩ sẽ đo tổng mức canxi, mức albumin của bạn và mức canxi tự do, mức canxi ion hóa. Albumin là một protein liên kết với canxi và vận chuyển nó qua máu. Nồng độ canxi thấp trong máu có thể xác nhận chẩn đoán bệnh thiếu canxi.
Ở giai đoạn đầu, thiếu hụt canxi không có nhiều triệu chứng, tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ có một số biểu hiện gồm:
+ Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ
+ Co cứng cơ bắp
+ Tê và ngứa ran ở tay, chân và mặt
+ Phiền muộn
+ Ảo giác
+ Vo bẻ
+ Móng tay giòn và yếu
+ Dễ gãy xương.
Sự thiếu hụt canxi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến móng tay yếu, tóc mọc chậm hơn và làn da mỏng.
Nếu bạn bắt đầu gặp các triệu chứng thần kinh như mất trí nhớ, tê và ngứa ran, ảo giác hoặc co giật, hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đối với bệnh thiếu canxi thường rất dễ điều trị, chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống.
Tuy vậy, không nên tự điều trị bằng cách bổ sung nhiều canxi mà cần thực hiện theo khuyến cáo, chỉ định của bác sĩ.
Bổ sung canxi thường được đề nghị bao gồm:
+ Canxi cacbonat, ít tốn kém nhất và có nhiều canxi nguyên tố nhất
+ Canxi citrate, dễ hấp thu nhất
+ Canxi photphat, cũng dễ hấp thu và không gây táo bón.
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh thiếu canxi máu bằng cách bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống hàng ngày như:
+ Bổ sung thực phẩm cua, cá, bông cải xanh, quả sung, nước cam..
+ Uống vitamin tổng hợp
+ Bổ sung vitamin D: Vitamin D có trong cá hồi, cá ngừ, nước cam, sữa bổ sung vi chất, nấm portobello, trứng
+ Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bổ sung vitamin D (Cần lưu ý không nên tiếp xúc với ánh mặt trời sau 9 giờ sáng và trước 3 giờ chiều)
+ Thay đổi lối sống: Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất có cồn, nên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày tăng cường sức khỏe.
>>> Hạ canxi máu có nguy hiểm không?
Như vậy trên đây là một số lưu ý giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe của mình hoặc người thân khi bị hạ canxi máu. Hãy thường xuyên theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu để có thêm nhiều thông tin hữu ích bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bạn cùng các thành viên trong gia đình nhé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY