Phụ nữ khi mang thai cần được ưu tiên tiêm phòng cúm để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên việc tiêm vắc-xin cúm khi mang thai vẫn chưa được mẹ bầu chú trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo ngay những chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu dưới đây nhé.
Bệnh cúm không chỉ biểu hiện cảm lạnh thông thường, mà nó còn xảy ra đột ngột kèm theo nhiều triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng. Một số biến chứng mà Cúm gây ra có thể đe dọa đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Chính vì vậy, tiêm vắc-xin cúm khi mang thai là việc cần làm đối với những ai đang sắp sửa làm mẹ.
Trong giai đoạn mang thai, hệ thống miễn dịch thường xuất hiện nhiều thay đổi khác nhau. Mặc dù đây là sinh lý bình thường của cơ thể nhưng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng do cúm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ cao hơn khi bị cúm, chẳng hạn như chuyển dạ sớm và sinh non. Khả năng cao mẹ bầu phải nhập viện điều trị nếu bị cúm trong khi mang thai. Lúc đó, nguy cơ tử vong do cúm cũng tăng cao. Để hạn chế tình trạng này, chị em nên đến các trung tâm y tế để được tiêm vắc xin cúm khi mang thai.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC khuyến khích tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm. Tiêm vắc xin cúm khi mang thai tốt nhất nên thực hiện sớm trước khi vào mùa cúm (từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau) và ngay khi nguồn vắc xin đã có sẵn.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tiêm ngừa cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nếu bạn không được tiêm phòng sớm trước mùa cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong và sau mùa dịch. Trong trường hợp đang mắc phải một bệnh lý khác làm tăng thêm nguy cơ xảy ra biến chứng cúm, chẳng hạn như bệnh hen suyễn hoặc bệnh tim, mẹ bầu nên cân nhắc tiêm vắc-xin cúm trước khi mùa dịch bắt đầu.
Việc tiêm vắc-xin cúm cho bà bầu sẽ có thể bảo vệ cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời, em bé sau khi sinh ra không thể chủng ngừa cúm cho đến 6 tháng tuổi nên nếu trong quá trình mang bầu, mẹ được tiêm vắc-xin cúm thì sẽ truyền sang thai nhi, bảo vệ em bé cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên khi được 6 tháng tuổi.
Với một số loại vắc-xin, các kháng thể được tạo ra vẫn giữ được hoạt động trong nhiều năm, tuy nhiên các loại virus gây bệnh cúm có thể thay đổi qua từng năm khác nhau. Do đó, vắc-xin phòng cúm sẽ không có tác dụng trong năm sau đó.
Hầu hết các tác dụng phụ của vắc-xin cúm là rất nhẹ, có thể kể đến như đau cánh tay hoặc sốt nhẹ, và thường biến mất chỉ trong một hoặc hai ngày. Rất hiếm khi gặp tác dụng phụ hoặc phản ứng nghiêm trọng.
Trong trường hợp đang mang thai, vừa mới mang thai nhưng nghi ngờ mắc bệnh cúm, bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được bác sĩ sản khoa thăm khám và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.
Một số triệu chứng cúm thường là:
+ Sốt hoặc thấy nóng trong người
+ Cảm thấy ớn lạnh
+ Nhức mỏi cơ thể
+ Đau đầu
+ Mệt mỏi
+ Ho hoặc đau họng
+ Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Thuốc kháng virus cần phải được kê đơn sau khi thăm khám đầy đủ. Thuốc có hiệu quả nhất trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng cúm. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc vẫn còn kéo dài tới 4 - 5 ngày sau khi có biểu hiện cúm. Một loại thuốc chống virus không chữa khỏi bệnh cúm, nhưng có thể rút ngắn thời gian xảy ra triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của nó.
>>> Xem thêm: Các trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm phòng vắc-xin
Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ thật sự hữu ích cho các bà bầu. Nếu quý khách đang có thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp hãy liên hệ ngay Hotline của chúng tôi: 0291.390.8888 hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ bị cúm, hãy tới trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu để được khám và chữ trị kịp thời nhé.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY