loading

19003301

Hotline

19000115

Cấp cứu 24/7

Thế náo là tán sỏi ngoài cơ thể?

10:43 23/04/2019

Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp ít gây sang chấn được áp dụng khá rộng rãi trong những năm gần đây nhằm làm tan sỏi từ xa mà không phải can thiệp phẫu thuật. Kỹ thuật này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị sỏi đường tiết niệu.

Sóng xung động từ bên ngoài được sử dụng để tán vỡ sỏi. Hiện nay có 03 loại:

+ Sóng thủy lực.

+ Sóng điện áp.

+ Sóng xung đĩa từ.

Máy ASADAL-M1 là loại máy thế hệ mới với hệ thống định vị bằng X-Quang nên việc định vị viên sỏi lúc tán sỏi dễ dàng, nhanh chóng và độ chính xác cao. Máy sử dụng công nghệ đĩa từ kiểm soát mức năng lượng của sóng xung kích. Nhờ đó mức độ an toàn trong điều trị được nâng cao đồng thời vẫn duy trì được tính mạnh mẽ và hiệu quả.

ƯU ĐIỂM CỦA TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ:

+ Điều trị được hầu hết các loại sỏi thận và niệu quản mà không cần phải phẫu thuật.

+ Người bệnh không phải nằm viện, sau tán có thể về nhà và thậm chí không đau trong quá trình tán.

+ Không hoặc có rất ít những biến chứng lâu dài so với phẫu thuật như đau sau mổ, nếu tái phát có thể tán lại dễ dàng.

TRƯỜNG HỢP NÀO CÓ THỂ ĐƯỢC TÁN SỎI?

Chỉ định : những người bệnh sau có thể được điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể:

+ Sỏi thận < 2cm.

+ Với sỏi thận > 2cm và sỏi san hô có chỉ định tán nhưng phải tùy từng người bệnh cụ thể.

+ Sỏi bể thận: chỉ định cho các trường hợp có kích thước < 1.5cm, niệu quản 1/3 trên.

Chống chỉ định :

Tương đối : Những trường hợp này cần điều trị sau đó mới tán.

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu.

+ Rối loạn nhịp tim.

+ Cao huyết áp.

Tuyệt đối : Những trường hợp này không thể điều trị được bằng tán sỏi ngoài cơ thể:

+ Có thai.

+ Rối loạn đông máu.

+ Tắt nghẽn đường tiết niệu bên dưới vị trí sỏi.

CÁC XÉT NGHIỆM NÀO CẦN LÀM TRƯỚC KHI TÁN SỎI?

Người bệnh cần phải làm một số xét nghiệm để đánh giá kỹ trước cũng như sau lúc tán sỏi. Các xét nghiệm này đơn giản và ít hơn nhiều so với làm các xét nghiệm để chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật.

+ Xét nghiệm máu: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, Urê, Creatinin.

+ Tổng phân tích nước tiểu.

+ Siêu âm, X-Quang hệ niệu.

+ Đo điện tim.

+ X-quang tim phổi.

NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC TÁN SỎI NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi người bệnh được bác sĩ thăm khám, nếu thuộc những trường hợp có thể điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể, người bệnh sẽ được giải thích cụ thể về phương pháp điều trị này.

Máy tán sỏi hoạt động sẽ phát ra tiếng, người bệnh có thể cảm giác được sự tác động của sóng xung động vào người.

Thông thường có cảm giác đau mức độ vừa phải, không cần phải sử dụng một phương pháp giảm đau nào. Tuy nhiên trong những trường hợp cần thiết người bệnh sẽ được cho thuốc giảm đau trước khi tán. Thời gian một lần tán kéo dài khoảng 30-40 phút. Sau khi tán người bệnh được xuất viện ngay hoặc chỉ cần nằm lưu sau 24h.

CÓ CẦN PHẢI TIẾN HÀNH THỦ THUẬT GÌ TRƯỚC KHI TÁN HAY KHÔNG?

Trong một số trường hợp do kích thước viên sỏi lớn, để tránh tình trạng tắc nghẽn niệu quản sau khi tán, chúng tôi sẽ tiến hành đặt ống sond J.J vào trong niệu quản của người bệnh. Thông này được đặt nhờ phương tiện nội soi qua đường tiểu mà không cần phải phẫu thuật.

Điều gì xảy ra khi đặt ống sond J.J:

+ Sau khi đặt thông người bệnh vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường.

+ Thông này nằm trong cơ thể nên người bệnh và mọi người sẽ không thấy ống thông.

+ Một số ít trường hợp sau khi đặt thông có tình trạng hơi khó chịu lúc đi tiểu nhưng sẽ trở lại bình thường sau một thời gian ngắn.

+ Thông này được đặt trong cơ thể tối đa 05 tháng. Sau đó người bệnh phải đến khám để lấy thông ra qua đường tiểu, không phải phẫu thuật.

NHỮNG ĐIỀU GÌ CÓ THỂ XẢY RA SAU KHI TÁN SỎI?

+ Đái máu : Hầu hết người bệnh tán có đái máu thoáng qua trong vòng một vài giờ đầu hoặc đôi khi vài ngày sau tán. Đái máu sẽ tự hết không cần điều trị.

+ Sốt : Khoảng 5% người bệnh có sốt sau tán. Xử trí bằng kháng sinh và thuốc thông thường.

+ Đau quặn thận : Chủ yếu do sỏi vỡ và di chuyển. Tỉ lệ người bệnh đau khoảng 24%, xử trí bằng dùng thuốc giảm đau kháng viêm, giảm co thắt thông thường. Phần lớn người bệnh sau cơn đau điều bình thường trở lại.

+ Tắc nghẽn niệu quản do sỏi vỡ làm thành chuỗi ở niệu quản : Do sỏi vỡ vụn ào xuống một lúc nhiều viên làm thành chuỗi trong niệu quản gây tắc nghẽn. Tỉ lệ xảy ra thấp, khoảng 20%. Những người bệnh này cần được theo dõi kỹ trong tắc không hoàn toàn. Người bệnh sẽ được giải quyết bằng nội soi qua đường tiểu dưới để lấy sỏi ra hoặc đặt ống sond J.J trong niệu quản, thậm chí một số trường hợp phải phẫu thuật hở để lấy sỏi vụn. Số trường hợp người bệnh cần phẫu thuật hở do tắc nghẽn ít, chỉ khoảng 0.06%.

ĐIỀU TRỊ SAU KHI TÁN SỎI NHƯ THẾ NÀO?

Người bệnh sẽ được kê đơn thuốc để uống bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, giảm co thắt và kháng sinh. Tái khám sau khoảng 3-4 tuần.

Người bệnh cần uống nhiều nước sau tán. Một số trường hợp cần phải vận động để sỏi dễ dàng thải ra ngoài. Một số loại thảo mộc dân gian thường dùng có tính chất lợi tiểu có thể uống được như: nước nấu rễ tranh, lá mã đề, rau ngô, rau má…

Khi tái khám, người bệnh được kiểm tra lại bằng siêu âm. Bác sĩ sẽ khám và cho chỉ định cụ thể: tán tiếp hoặc tiếp tục theo dõi trong những trường hợp vụn nhỏ cho đến khi người bệnh tiểu ra hết sỏi.

Tỷ lệ hết sỏi sau 3 lần tán đối với sỏi < 2cm là 90%.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng đăng ký qua HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY


Cấp cứu 24/7

19000115

Chăm sóc khách hàng

19003301

Lịch Khám Đặt lịch hẹn